Thanh Hóa: Những dấu hiệu phục hồi của ngành sản xuất công nghiệp

KIỀU PHIÊN 14/07/2022 14:06

Trong 6 tháng đầu năm 2022, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận những con số ấn tượng với tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 13,41%, đứng thứ 3 toàn quốc sau tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.

16/7: Hội nghị giới thiệu triển lãm quốc tế 4 ngành Công nghiệp “Giấy, Sơn, Cao su, Nhựa”

Cánh cửa mới cho ngành công nghiệp điện tử và vi mạch Việt

Theo đánh giá của ngành Công thương Thanh Hóa, hiện nay tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh được kiểm soát tốt, là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Một lần nữa tỉnh Thanh Hóa, vượt qua những khó khăn thách thức do tác động của dịch bệnh COVID – 19, giá nguyên, nhiên vật liệu và hàng hoá tăng cao, kinh tế của tỉnh tăng trưởng mạnh.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, kinh tế tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 13,41%. Các lĩnh vực kinh tế tiếp tục có bước phát triển; nhiều chỉ tiêu quan trọng tăng khá cao so với cùng kỳ và kế hoạch cả năm. Trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 18,3%, dịch vụ tăng 7,8%, thuế sản phẩm tăng 36,06%. Thu ngân sách nhà nước gần đạt dự toán cả năm và tăng cao so với cùng kỳ.

Tại Quý 1 và đầu quý 2, dịch bệnh COVID – 19 bùng phát trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc, trong đó có Thanh Hoá. Cùng với đó là giá nguyên, nhiên vật liệu không ngừng leo thang, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao, doanh nghiệp ở các tất cả các lĩnh vực sản xuất đều gặp khó nhăn.

Theo Hiệp hội Dệt may Thanh Hóa, từ đầu năm đến nay, lượng đơn hàng may mặc, da giày đến với các DN trong tỉnh khá đều đặn. Ở một số DN lớn có thể đạt mức tăng trưởng 30 - 40%. Trong những tháng đầu năm, các DN đã có nguồn nguyên liệu được dự trữ từ cuối năm 2021. Tuy nhiên từ tháng 2 đến nay, nguồn cung nguyên liệu rất nhiều thời điểm về chậm so với kế hoạch, ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch sản xuất của DN. Đến thời điểm này, số DN may mặc, da giày có đủ nguồn cung nguyên phụ liệu, bảo đảm hoạt động sản xuất đến hết quý II và quý III là không nhiều. Trong bối cảnh đó, nhiều DN đã chủ động, linh hoạt bằng nhiều cách làm khác nhau để duy trì đơn hàng sản xuất.

Điển hình như tại Công ty TNHH May Huệ Anh, hiện đơn vị cơ bản đủ nguyên liệu cho sản xuất đến hết tháng 9 năm nay. Đại diện doanh nghiệp cho biết: Từ nhiều năm nay, ngoài Trung Quốc, DN đã chủ động tìm kiếm nguồn cung từ thị trường Hàn Quốc và trong nước; đồng thời, linh hoạt các phương án, hình thức giao, nhập hàng. Do vậy, 16 chuyền may của đơn vị vẫn đang hoạt động hết công suất, bảo đảm sản xuất ổn định và đáp ứng được tiến độ giao hàng cho các đối tác đến từ thị trường Mỹ, EU và một số nước châu Á.

Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Khi thị trường Trung Quốc bị gián đoạn nguồn cung ở nhiều thời điểm, các đơn hàng nguyên phụ liệu thường về chậm 1 đến 2 tháng so với kế hoạch. Nguy cơ bị giảm công suất kéo theo chậm trễ đơn hàng đang đặt ra những sức ép lớn cho DN. Trong khi đó, việc chuyển qua nhập khẩu từ thị trường khác là không dễ đối với tất cả các doanh nghiệp bởi chi phí vận chuyển và logistics đang ở mức cao. Giải pháp trước mắt mà doanh nghiệp dệt may thực hiện là tìm kiếm thêm nguồn cung nguyên phụ liệu và thương lượng với đối tác để kéo dài thời gian giao hàng. Để giữ ổn định công suất, đáp ứng sản lượng, tiến độ giao hàng cho đối tác, doanh nghiệp không ngừng đưa ra những chính sách đãi ngộ cho người lao động... Đây cũng là một trong những khó khăn đối với doanh nghiệp trong bối cảnh “hồi sức” sản xuất.

Ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VAS Nghi Sơn, Thanh Hoá cho biết: Từ đầu năm 2022 chúng tôi luôn cố gắng duy trì sản xuất và mở rộng, kết nối lại thị trường sớm hồi phục sau dịch COVID-19 bị đứt gãy. Xuất khẩu sang thị trường Mỹ là một bước ngoặt lịch sử thể hiện chất lượng chất lượng sản phẩm và chiến lược đầu tư kinh doanh của tập đoàn VAS. Tập đoàn đang và tiếp tục đi theo chiến lược vững tâm và quyết tâm vượt qua những khó khăn để tiếp tục vươn ra thị trường lớn thông qua sản phẩm đạt tiêu chí, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu phát phát triển vững mạnh của doanh nghiệp và thực hiện cam kết với tỉnh Thanh Hoá về đầu tư ngành công nghiệp này tại địa bàn.

Trong nội bộ ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo có định hướng xuất khẩu như hàng may mặc, da giày, thép, xi măng... tiếp tục là động lực quan trọng cho tăng trưởng của tỉnh trong những tháng cuối năm. 

 Sáng 12-7, tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn (thị xã Bỉm Sơn), Công ty TNHH Công nghiệp SAB Việt Nam đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy Công Nghiệp SAB Việt Nam.

Ngày 12/7, tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn, Công ty TNHH Công nghiệp SAB Việt Nam đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy Công Nghiệp SAB Việt Nam

Trong thời gian tới, các dự án công nghiệp lớn đã khởi công, như: Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn 2; cụm các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, máy xây dựng của Công ty CP Giải trí nghe nhìn Toàn Cầu thuộc Tập đoàn Đầu tư Tài chính TF Group; Nhà máy lốp COFO Việt Nam... hoàn thành đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động, ngành công nghiệp Thanh Hóa sẽ đón nhận thêm nhiều sản phẩm công nghiệp mới với giá trị cao hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • 4 thách thức lớn của ngành công nghiệp Dược Việt Nam

    4 thách thức lớn của ngành công nghiệp Dược Việt Nam

    02:33, 06/07/2022

  • Cánh cửa mới cho ngành công nghiệp điện tử và vi mạch Việt

    Cánh cửa mới cho ngành công nghiệp điện tử và vi mạch Việt

    12:52, 05/07/2022

  • Ngành công nghiệp vũ trụ “hạ cánh” theo suy thoái

    Ngành công nghiệp vũ trụ “hạ cánh” theo suy thoái

    05:02, 09/07/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thanh Hóa: Những dấu hiệu phục hồi của ngành sản xuất công nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO