Năm 2022 khép lại, những ngày làm việc đầu tiên của 2023, doanh nghiệp vẫn mong chờ các nguồn vốn tín dụng để nhanh chóng đưa sản xuất, kinh doanh về lại quỹ đạo và phát triển.
>>Những chỉ số tác động đến thị trường đầu tư năm 2023
Vì vậy, năm 2023, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xác định nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục triển khai các chương trình giảm lãi suất, giãn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng; đồng thời tăng cường giải pháp đảm bảo cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, hỗ trợ, đồng hành cùng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phục hồi và phát triển .
Ngay từ những ngày làm việc đầu năm 2023, hệ thống các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động rà soát, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của khách hàng để kịp thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ như gia hạn nợ, giãn nợ. Tiếp tục thực hiện hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31 của Chính phủ.
Ông Thi Văn Tân - Phó Giám đốc Agribank chi nhánh Nam Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết, chúng tôi vẫn đang tiếp tục rà soát cân đối đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho toàn thể khách hàng trên địa bàn phụ trách, tập trung vào đối tượng cho vay nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp sản xuất có tình hình tài chính tốt, các hợp tác xã, doanh nghiệp phục hồi sản xuất.
Ông Nguyễn Hữu Thế, Giám đốc CP Truyền thông số ADVTV cho biết, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đang cần được hỗ trợ tiếp thêm "nguồn máu" từ nguồn vốn vay tín dụng. Chính vì vậy, giai đoạn tiếp theo 2023 rất cần những chính sách hỗ, sát với tình hình thực tế như hiện nay để doanh nghiệp nắm bắt được và kịp thời phục hồi vào 2023, tiếp tục lấy đà phát triển mở rộng sản xuất.
>>Khơi thông thị trường vốn 2023: Chờ hiệu ứng đầu tư công và ổn định tiền tệ
>>Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị triển khai giảm thuế VAT 2%
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hóa, đến hết năm 2022, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 173.000 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2021. Đến nay, các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện miễn giảm lãi vay cho hơn 288.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID - 19 với số tiền lãi đã miễn gần 323 tỷ đồng. Thực hiện hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31 của Chính phủ với số tiền lãi hỗ trợ gần 2,3 tỷ đồng. Trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được giao, ngay từ đầu năm, nhiều ngân hàng đã công bố các chương trình, sản phẩm tín dụng với lãi suất ưu đãi đối với từng nhóm khách hàng, góp phần hỗ trợ phục hồi và phát triển nền kinh tế trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2023, cổ phiếu ngân hàng nào sẽ hưởng lợi về room tín dụng?
05:30, 07/01/2023
“Bùng nổ” tín dụng xanh, trái phiếu xanh
04:00, 02/01/2023
Kỳ vọng room tín dụng năm 2023 kịp thời, đúng địa chỉ
00:00, 01/01/2023
Tín dụng vào bất động sản cần "đúng và trúng"
05:00, 26/12/2022
Mở rộng room tín dụng bất động sản
05:00, 24/12/2022