Tại phiên chất vấn giữa kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nhắc đến các vụ cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp Nhà nước gây thoát rất lớn...
>> Tài sản nhà nước thất thoát nhiều qua cổ phần hóa, chủ yếu từ đất đai
Các vụ CPH doanh nghiệp Nhà nước gây thất thoát lớn từ quá trình sử dụng đất phải kể đến Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Tổng Công ty Công nghiệp Tân Thuận...
Bộ trưởng Tài chính giải thích, theo quy định hiện hành, tài sản của DNNN gắn liền với đất thuê hàng năm, không tính vào giá trị doanh nghiệp, nhưng nếu nộp tiền đất một lần được tính vào giá trị doanh nghiệp. Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt cho thuê đất, doanh nghiệp sẽ nộp tiền một lần 50 năm. Sau đó, diện tích đất này được chuyển qua doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, lại xin UBND cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt chuyển mục đích sử dụng đất. Khi chuyển mục đích sử dụng đất, giá đất được tính lại nhưng không sát giá thị trường, tạo ra thất thoát lớn.
Để chặn lỗ hổng thất thoát này, Bộ Tài chính báo cáo Quốc hội hướng nghiên cứu đổi mới các quy định xác định giá trị quyền sử dụng đất theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH TW Đảng khóa XIII; quy định việc không tính giá trị đất vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện CPH, thoái vốn.
Trên thực tế, Việt Nam cũng đã có quy định đối với vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tại Nghị quyết 60 năm 2018, doanh nghiệp có nguồn gốc của Nhà nước sau khi CPH, không được chuyển mục đích sử dụng đất. Nếu không sử dụng đất cho sản xuất kinh doanh, phải trả cho Nhà nước và Nhà nước sẽ đấu giá để thu tiền sử dụng đất hoặc chuyển khu đất cho một doanh nghiệp khác; hay Nghị định số 67/2021/NĐ-CP cũng yêu cầu sắp xếp phương án xử lý thu hồi điều chuyển đất, các cơ sở nhà, đất của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý mà không có nhu cầu sử dụng...
“Trên thực tế có bao nhiêu doanh nghiệp sau CPH, không sử dụng đất như mục đích ban đầu, nhà đất có giá trị cao, mà trả lại đất cho Nhà nước?”, một vị chuyên gia đặt câu hỏi và cho rằng, cơ quan quản lý cần rà soát và có phương án xử lý sát sao, khắc phục những vấn đề từ phương án CPH cũ. Riêng với các trường hợp CPH mới, cần xác định từ đầu về khâu xác định giá trị đất đai trong định giá doanh nghiệp phải ước tính gồm giá trị tài sản trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm