Thị trường đất đai một số địa phương miền Trung đang bùng nổ dữ dội, giá cả vượt hơn hàng chục lần giá trị vốn có. Tuy nhiên, giá đất trên hồ sơ thuế thì hầu như không thay đổi.
>>> Phân lô bán nền: Nhu cầu thị trường hay bất cập trong quản lý?
Một mảnh đất thực tế được bán với giá hàng tỷ đồng nhưng trong hợp đồng công chứng chỉ “thể hiện” vài chục triệu đồng. Cơ quan thuế chỉ tham chiếu con số… trên giấy để thu thuế.
Đây là chiêu lách luật giản đơn nhất mà bất cứ người giao dịch bất động sản nào cũng được “hướng dẫn”, lâu dần trở thành điều hiển nhiên giữa thanh thiên bạch nhật - tội trốn thuế, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho ngân sách.
Tình trạng “sốt ảo”, thị trường bất động sản méo mó chỉ có lợi cho “cò vạc”, đầu cơ. Nó phá hủy giấc mơ mua đất, xây nhà, an cư lạc nghiệp của người trẻ tuổi.
Có thể bạn quan tâm |
Dừng phân lô, tách thửa như một số địa phương chưa phải là giải pháp triệt để, bởi vì đây là quyền căn bản về sở hữu đất đai, người dân hoàn toàn có thể cho, biếu, tặng con cháu, người thân, đúng pháp luật.
Hơn nữa, sửa luật cần đồng bộ: Tác động vào Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở mà không đả động gì đến Luật Đất đai cũng coi như “vác tre đầu ngọn”. Giá trị bất động sản phải được hiểu là khai thác tiềm năng lợi thế của tài nguyên chứ không phải giá thị trường mua đi bán lại.
Ví dụ, giữa các giải pháp: công khai quy hoạch dự án mới và tăng thuế bất động sản lũy tiến, sử dụng chế tài mạnh là những “mũi giáp công” cần được đồng bộ trong các bộ luật có liên quan. Không thể có chuyện luật này “mở” nhưng luật kia “đóng”.
Có thể bạn quan tâm
Dừng tách thửa chặn sốt đất: Chỉ là giải pháp tạm thời
15:00, 29/03/2022
Sốt đất lan rộng nhiều địa phương: Giá tăng nhưng thanh khoản kém
03:00, 03/04/2022
Loạt địa phương ra tay cấm phân lô tách thửa: Có hạ nhiệt cơn sốt đất?
05:00, 27/03/2022
Sốt đất Bình Phước vì hạ tầng trên "giấy"
03:00, 27/03/2022