Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ trong nửa năm qua, 42 ngân hàng trung ương đã cắt giảm lãi suất với mức giảm tổng cộng tới 36,53 điểm phần trăm.
LTS: Trong thời điểm dịch bệnh kéo dài như hiện nay, mỗi quyết định điều hành lãi suất mà các ngân hàng trung ương đưa ra đều cần cân nhắc, dựa trên bối cảnh lạm phát, cùng tính toán về cân đối mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.
Hiện nhiều NHTW lớn trên thế giới, dẫn đầu là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), đang áp dụng chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo để hỗ trợ nền kinh tế của mình ứng phó với đại dịch Covid-19. Thậm chí không ít NHTW lớn còn duy trì chính sách lãi suất thực âm để thúc đẩy tín dụng nhằm hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp.
Để hỗ trợ nền kinh tế ứng phó với đại dịch COVID-19, FED đã hai lần cắt giảm lãi suất khẩn cấp xuống sát 0% và nếu so với lạm phát hiện nay tại Mỹ thì lãi suất chính sách của Fed là đang thực âm. Nhiều NHTW lớn khác như NHTW Châu Âu và NHTW Nhật, NHTW Thụy Sĩ… hiện vẫn đang duy trì chính sách lãi suất âm. Ngay cả NHTW Anh cũng đang nghiên cứu về lãi suất âm. Số còn lại thì hầu hết đã giảm lãi suất chính sách của mình xuống thấp kỷ lục và thực âm so với lạm phát.
Thái Lan là một trong các quốc gia đầu tiên cắt giảm lãi suất điều hành ngay từ ngày 5/2. Quốc gia này đã hạ lãi suất từ 1,25% xuống còn 1% - mức thấp kỷ lục do lo ngại dịch bệnh ảnh hưởng đến ngành du lịch cùng yếu tố khác gồm hạn hán và ngân sách chính phủ bị đình trệ.
Các ngân hàng trung ương Qatar, Kuwait, Saudi Arabia, Canada, Hồng Kông và Macao cũng có tới hai lần giảm lãi suất. Ai Cập chỉ giảm lãi suất một lần nhưng cũng mạnh tay cắt tới 3 điểm phần trăm, đưa lãi suất tiền gửi qua đêm, lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất chiết khấu lần lượt là 9,25%, 10,25% và 9,75%...
Hạn chế ảnh hưởng từ đại dịch hiện là ưu tiên hàng đầu nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu khác. Như quyết định giảm sâu tới 3 điểm phần trăm của ngân hàng trung ương Ai Cập mới đây cũng khiến giới chuyên gia lo ngại về tác động tiêu cực đến các khoản chứng khoán nợ nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm
THAY ĐỔI CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT: Chờ lãi suất thực âm
12:00, 26/09/2020
THAY ĐỔI CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT: “Phao cứu sinh” cho doanh nghiệp?
04:00, 27/09/2020
Giảm lãi suất điều hành sẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng?
05:30, 15/08/2020
Có nên cắt giảm thêm lãi suất điều hành?
06:00, 03/08/2020
Giảm lãi suất điều hành vẫn chưa có tác dụng
16:30, 16/05/2020
Giảm lãi suất điều hành tác động ra sao đến mặt bằng lãi vay?
04:30, 15/05/2020