COVID-19, diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế cũng như sự tồn tại của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, với dự báo về tình hình kiểm soát dịch, bên cạnh những khó khăn, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng các doanh nghiệp lớn sẽ nhanh chóng phục hồi và thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ phát triển như một “lò so nén”. Mặt khác, Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường tiềm năng, điểm sáng của các nhà đầu tư trên thế giới.
Tại thời điểm đầu dịch tháng 11,12 năm ngoái, nhận định tình hình rất phức tạp, chúng tôi đã nhanh chóng đưa ra quyết sách bằng mọi giá phải giữ được tiền mặt và không được chi ra nữa. Đồng thời, phân tán nhân sự, chia nhỏ ra, để nếu bộ phận này bị nhiễm bệnh thì những bộ phận khác vẫn còn có thể làm việc…
Khi quỹ tiền mặt đạt đến hơn 200 tỷ, đảm bảo duy trì được kế hoạch hoạt động của Tập đoàn và chăm lo cho đời sống công nhân viên nếu có dịch bệnh xảy ra, Sơn Hà lại đứng trước lựa chọn là: ngủ đông hay không ngủ đông? Chúng tôi lại tiếp tục đi vào phân tích vì sao phải ngủ đông, các ảnh hưởng của nó trong trường hợp xấu nhất thì sẽ có kịch bản ứng phó như thế nào? Ví dụ như thu nhập của cán bộ toàn thời gian là bao nhiêu, bán thời gian là bao nhiêu, làm việc online thì áp dụng thế nào, offline áp dụng ra sao… Hiện tại, về cơ bản, các nhà máy của Sơn Hà vẫn giữ được nhân sự và từng bước quay trở lại sản xuất.
Đối với thị trường trong nước, do ảnh hưởng của Covid – 19 nên doanh thu bị suy giảm khoảng 30%. Trước tình hình đó, Sơn Hà quyết định tập trung vào thị trường xuất khẩu để tổng doanh thu không bị giảm quá nhiều. Tại sao lại lựa chọn xuất khẩu trong thời điểm này? Vì khi Việt Nam đang chịu tác động nghiêm trọng của dịch bệnh thì thế giới cơ bản đã phục hồi, kể cả thị trường Ấn Độ, Tây Âu, Nam Mỹ. Sơn Hà đã nhận được khá nhiều đơn hàng từ các thị trường này.
Trong chiến lược kinh doanh, để đi đường dài, chúng tôi đã chấp nhận không lợi nhuận để giữ thị phần. Tại thời điểm chi phí logistics tăng cao gấp hơn 10 lần, các doanh nghiệp khác nhanh chóng bỏ cuộc bởi tâm lý xuất khẩu sẽ không mang lại lợi nhuận, nhưng chúng tôi chấp nhận làm điều đó. Xác định việc mất lợi nhuận là trước mắt, nhưng cái được sẽ là tiềm năng trong tương lai.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể “đạp sóng lớn” nếu biết cách xây dựng hệ thống tốt, linh hoạt thích ứng, đẩy mạnh chuyển đổi số cùng với việc tái cấu trúc nhanh và quyết liệt.
Trong giai đoạn dịch bệnh, 2 năm nay, chúng tôi buộc thay đổi, buộc phải thích nghi để duy trì phong độ và không ngừng đi lên, đồng thời dự báo được những rủi ro để có sự điều chỉnh kịp thời. Chúng tôi không hy vọng làm offline mà phải chuyển sang online, đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số cũng như tái cấu trúc toàn diện Tập đoàn một cách nhanh chóng và quyết liệt.
Sơn Hà đang trong quá trình định vị lại, tái cấu trúc toàn diện Tập đoàn với nhiều dự án chiến lược lớn như: chiến dịch “Tôi thay đổi” buộc tất cả nhân viên từ trên xuống dưới phải thay đổi để mang đến cho Sơn Hà một diện mạo mới, ai không thích nghi được thì phải tự đào thải. Chúng tôi cũng vừa kích hoạt dự án “Khung năng lực” nhằm xây dựng, phát triển hệ thống nguồn nhân lực bền vững trên toàn hệ thống.
So sánh giữa được và mất thì tôi vẫn thấy chúng ta không hẳn là mất cả mà trong cái mất sẽ có cái được. Nếu trong thời gian này, chúng ta biết cách xây dựng hệ thống tốt và giữ tinh thần, ý chí thì sẽ là một cơ hội để có thể chống chọi được với khủng hoảng.
Có thể bạn quan tâm