Thấy gì từ đề xuất đóng BHXH vượt mức trần?

Diendandoanhnghiep.vn Trước đề xuất đóng bảo hiểm xã hội vượt mức trần được nghỉ hưu sớm của BHXH Việt Nam, chuyên gia cho rằng cần nghiên cứu cẩn trọng bởi, định hướng chính sách đang khuyến khích nghỉ hưu muộn…

hiihhihi

BHXH Việt Nam đề xuất đóng bảo hiểm xã hội vượt mức trần được nghỉ hưu sớm. Ảnh minh họa

Không phù hợp với nguyên lý của chế độ hưu trí

Cụ thể, theo đề nghị của cơ quan Bảo hiểm xã hội, Lao động nữ có đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội, nam từ 35 năm mà có yêu cầu thì được hưởng lương hưu ở tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi so với tuổi quy định.

Lý giải về đề xuất này, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho rằng, nhằm để phù hợp với nội dung cải cách là giảm quyền lợi hưởng một lần và tăng quyền lợi cho người bảo lưu để hưởng chế độ hưu trí. Đồng thời, làm tăng hấp dẫn của chính sách hưu trí, khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sớm, duy trì đóng trong thời gian dài và cân nhắc không hưởng BHXH một lần.

Ngoài ra, nhóm này đóng sớm và thời gian đóng dài, đa số không hưởng BHXH một lần nên xứng đáng được hưởng sớm nếu có yêu cầu.

Bên cạnh đó, nếu quy định này được thực hiện sẽ đảm bảo công bằng giữa khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước. Thực tế, từ trước đến nay mới chỉ có quy định nghỉ hưu trước tuổi không bị giảm trừ tỷ lệ chủ yếu ở khu vực Nhà nước thông qua các chính sách tinh giản biên chế, lao động dôi dư, chính sách cho người không đủ tuổi tái cử, hay khối lực lượng vũ trang…; không có chính sách nghỉ hưu trước tuổi nào áp dụng cho khu vực ngoài Nhà nước.

BHXH Việt Nam cũng cho rằng, việc cho nhóm này nghỉ hưu trước tuổi sẽ không có tác động đáng kể đến cân đối quỹ do thời gian đóng bảo hiểm xã hội của những trường hợp này đủ dài. “Qua tổng hợp ý kiến trên các phương tiện thông tin đại chúng thì đa số người lao động mong muốn giảm tuổi nghỉ hưu. Đây là giải pháp thiết kế cho một nhóm lao động có nguyện vọng nhất vì họ đã đóng rất sớm và đóng trong thời gian dài”, BHXH Việt Nam lý giải.

Trước đề xuất này của cơ quan Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, không tiếp thu để đưa vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), do không phù hợp với định hướng của Trung ương về tuổi nghỉ hưu và không phù hợp với nguyên lý của chế độ hưu trí.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lý giải, chế độ hưu trí hay còn được gọi là chế độ bảo hiểm tuổi già là một trong các chế độ của chính sách bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo nguồn thu nhập hàng tháng cho người lao động khi về già (đến tuổi nghỉ hưu).

Theo nguyên lý và thông lệ các nước khi xây dựng chế độ hưu trí đều quy định người lao động để được hưởng lương hưu hàng tháng thì phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện về tuổi đời và điều kiện về thời gian đóng BHXH.

Quy định này đảm bảo sự hài hòa, cân đối giữa thời gian đóng góp và thời gian thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động, từ đó đảm bảo an toàn và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn.

Hơn nữa, vấn đề tuổi nghỉ hưu đã được Trung ương thảo luận trong Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và thống nhất thông qua Nghị quyết số 28/NQ-TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Thể chế hóa chủ trương tăng tuổi nghỉ hưu tại Nghị quyết số 28/NQ-TW, Quốc hội đã thống nhất ban hành Bộ luật Lao động năm 2019, trong đó nội dung tuổi nghỉ hưu, điều kiện về tuổi hưởng lương hưu được quy định tại Điều 169 và Điều 219.

Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Bộ luật Lao động năm 2019, vấn đề tuổi nghỉ hưu đã được trao đổi, thảo luận và đánh giá một cách kỹ lưỡng, tổng thể các mặt có liên quan.

>>Hạn chế rút BHXH một lần - Cần có lộ trình

hhihihihi

Nghỉ hưu sớm kéo theo thời gian nhận lương hưu dài hơn những người nghỉ đúng tuổi, nguy cơ mất cân đối đóng - hưởng, khi đó ai sẽ bù cho phần lương vượt? Ảnh minh họa

Nguy cơ mất cân đối đóng - hưởng

Trả lời trên tờ Tiền Phong xung quanh nội dung này, bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Khoa học LĐ&XH, cho rằng, với người đóng BHXH, điều kiện hưởng lương hưu trước tiên phải đạt tuổi nghỉ hưu chung, sau đó mới tới điều kiện về năm đóng BHXH. Trường hợp sức khoẻ suy giảm, không đủ sức làm việc mới được nghỉ hưu sớm và chấp nhận phải giảm lương hưu.

“Tuổi nghỉ hưu được tính toán trên nhiều khía cạnh, từ cấu trúc xã hội tới kinh tế, việc làm, sức khoẻ, tuổi thọ người dân, các chính sách an sinh…, không phải theo số năm đóng BHXH. Hiện nhiều nước và chính Việt Nam đang tăng tuổi nghỉ hưu.

Tham gia bảo hiểm để khi rủi ro nào hưởng chính sách đó, khi mất việc có bảo hiểm thất nghiệp, ốm đau có bảo hiểm y tế, khi hết tuổi làm việc có bảo hiểm hưu trí”, bà Hương nói.

Thay vì đề xuất giải pháp cho nghỉ hưu sớm với người đóng BHXH vượt trần, bà Hương đề xuất đưa vào Dự thảo Luật BHXH sửa đổi các quy định phần đóng “cứng” và phần “mềm”. Với phần “cứng”, người lao động đóng BHXH thời gian tối thiểu để có lương hưu (theo dự luật là 15 năm), phần này không được đụng tới khi chưa tới tuổi nghỉ hưu, kể cả hưởng BHXH một lần.

Với phần “mềm”, khi đã chắc chắn đóng đủ để có lương hưu (mức sàn), thời gian đóng tăng thêm mới cho hưởng các chế độ, như BHXH một lần với phần đóng trên mức sàn; đóng bù thời gian để cải thiện lương hưu; thời gian đóng vượt sàn được tính tỷ lệ lương hưu cao hơn phần sàn… Các chính sách linh hoạt sẽ khuyến khích người lao động đóng thêm nhằm có lương hưu cao hơn.

Bà Hương cũng đề xuất đưa vào luật lần này quy định về tài khoản BHXH định danh cho người tham gia. “Thời đại kinh tế số phải cá nhân hóa quản lý, tài khoản BHXH phải như tài khoản ngân hàng, ứng dụng VssID của BHXH Việt Nam cũng làm được việc này. Qua tài khoản BHXH, người tham gia biết được quá trình đóng - hưởng, số tiền đóng, lợi nhuận đầu tư, lương hưu được hưởng… Giờ nhận thức của xã hội đã khác nhiều, quy định quản lý BHXH cũng phải thay đổi theo”, bà Hương nói.

Đồng quan điểm, TS. Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, cho rằng, nếu đóng BHXH vượt thời gian có lương hưu tối đa để được nghỉ hưu sớm là chưa đúng nguyên tắc của BHXH và tuổi nghỉ hưu. BHXH ngoài nguyên tắc đóng - hưởng còn nguyên tắc chia sẻ. Thời gian đóng BHXH vượt mức trần, một phần được trả khi nghỉ hưu, một phần được hoà vào quỹ chung để chia sẻ với người đóng thời gian ngắn, mức lương hưu thấp.

Với tuổi nghỉ hưu, định hướng chính sách đang khuyến khích nghỉ hưu muộn (tăng tuổi nghỉ hưu) và đóng BHXH dài hơn, không khuyến khích nghỉ hưu sớm khi còn sức làm việc.

“Nghỉ hưu sớm kéo theo thời gian nhận lương hưu dài hơn những người nghỉ đúng tuổi, nguy cơ mất cân đối đóng - hưởng, khi đó ai sẽ bù cho phần lương vượt? Do đó, đề xuất trên cần nghiên cứu cẩn trọng”, ông Lợi nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thấy gì từ đề xuất đóng BHXH vượt mức trần? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714415098 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714415098 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10