Hạn chế rút BHXH một lần - Cần có lộ trình

Diendandoanhnghiep.vn Trước hàng loạt các vấn đề nổi cộm, góp ý Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), chuyên gia khuyến nghị, muốn hạn chế việc rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, cần có lộ trình…

>> Ngăn chặn rút BHXH một lần: Nên quy định rút một phần không quá 50%

Thời gian qua công tác bảo trợ an sinh xã hội, bao gồm BHXH được đánh giá đã có những bước tiến đáng kể, khi trong vòng 7 năm (từ 2016-2023) số người tham gia BHXH đã tăng từ 13 triệu người lên 17,5 triệu người, tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực thì tỷ lệ bao phủ chỉ chiếm 37% dân số trong độ tuổi lao động được cho là thấp hơn nhiều so với mục tiêu đạt độ bao phủ 60% vào năm 2030.

Đáng nói, số người lao động chọn rút BHXH một lần và ra khỏi hệ thống an sinh những năm gần đây ngày một gia tăng, tạo áp lực cho chính sách an sinh xã hội của Nhà nước.

số người lao động chọn rút BHXH một lần và ra khỏi hệ thống an sinh những năm gần đây ngày một gia tăng - Ảnh minh họa: ITN

Số người lao động chọn rút BHXH một lần và ra khỏi hệ thống an sinh những năm gần đây ngày một gia tăng - Ảnh minh họa: ITN

Thực tế, thống kê cho thấy, số người rút BHXH một lần đã tăng liên tục kể từ 2016, nhưng vài năm trở lại đây đang tăng nhiều và nhanh hơn. Từ năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, số người rút BHXH một lần đã vượt số người tham gia đóng BHXH. Tính chung cả giai đoạn 2016 - 2022, khoảng 4,84 triệu người đã rút BHXH một lần, tuy nhiên, chỉ 1,24 triệu người quay trở lại đóng BHXH…

Để khắc phục hiện trạng đã nêu, góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), không ít ý kiến cho rằng, để có thể hạn chế được người lao động rút BHXH một lần, cần có lộ trình cụ thể để người lao động thích ứng. Theo đó, cần giữ nguyên quy định về rút BHXH một lần đối với người lao động tham gia BHXH trước khi Luật sửa đổi được ban hành...

Theo ông André Gama - Giám đốc Chương trình An sinh xã hội của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, đa phần người rút BHXH một lần vì họ cần tiền để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của cuộc sống, chứ không phải để mua sắm, du lịch. Trên thế giới, cũng có nước cho phép rút BHXH một lần như Việt Nam, tuy nhiên, chưa có quốc gia nào đã cho rút BHXH một lần và rồi lại thay đổi, không cho rút nữa.

>> Ngăn chặn rút BHXH một lần: Thế chấp “sổ BHXH” để vay ngân hàng có khả thi?

Theo chuyên gia, để hạn chế người rút BHXH một lần cần có lộ trình - Ảnh minh họa: ITN

Theo chuyên gia, để hạn chế người rút BHXH một lần cần có lộ trình - Ảnh minh họa: ITN

“Nếu thay đổi quy định về rút BHXH một lần ngay có thể gây bất ổn, giống như việc người dân không tin vào độ an toàn của ngân hàng nên sẽ đổ xô đi rút về hết”, ông André Gama nhận định.

Do đó, vị chuyên gia của ILO khuyến nghị, cách tốt nhất để giữ chân người lao động trong hệ thống BHXH là từng bước giảm nhu cầu rút BHXH một lần. Và để thực hiện việc này, có thể giảm dần số tiền cho phép người lao động rút một lần, tăng thời gian chờ đợi để được nhận tiền rút bảo hiểm... Đồng thời, phải tăng cường các chế độ trợ cấp ngắn hạn cho người lao động khi họ gặp khó khăn, mở rộng diện bao phủ và tăng hiệu quả của bảo hiểm thất nghiệp để họ đỡ gánh nặng tài chính khi mất việc, tăng cường việc làm bền vững cho người lao động…

Đồng quan điểm đã nêu, ông Phạm Minh Thành - Giám đốc BHXH tỉnh Đồng Nai cũng cho rằng, khi rút BHXH một lần, lao động đã chọn trở thành “người nghèo dự bị” bởi rủi ro mất thu nhập, gặp vấn đề về sức khỏe trong tương lai là điều không thể đoán trước. Hạn chế rút BHXH một lần là cần thiết nhưng đi kèm với các rào cản kỹ thuật là tăng cường thêm các quyền lợi ngắn hạn để lao động thấy an tâm.

Theo ông Thành, trước hết cần kéo dài thời gian chờ để rút BHXH một lần từ 12 lên 24 tháng. Về số tiền đóng vào quỹ hưu trí nên tách hẳn ra khoản đóng góp của chủ doanh nghiệp và người lao động. Về nguyên tắc, khoản đóng góp của doanh nghiệp chiếm 14% mức lương làm căn cứ đóng đã được tính vào giá thành và được xã hội chi trả thông qua tiêu dùng. Theo đó, dù lao động có rút bảo hiểm chỉ nên nhận được phần đóng góp của bản thân 8%, phần của doanh nghiệp cần để lại để sau này chi trả lương hưu cho lao động.

“Điều này vừa đảm bảo an sinh cho lao động vừa giúp xã hội giảm gánh nặng người già không có lương hưu”, ông Thành chia sẻ.

Bên cạnh đó, Giám đốc BHXH tỉnh Đồng Nai cũng cho rằng, khi các giải pháp hạn chế rút bảo hiểm một lần được đưa ra chắc chắn sẽ có phản ứng, vì vậy, cần tăng quyền lợi cho lao động là điều bắt buộc phải tính đến để họ thấy ở lại có lợi. Ví dụ, khi lao động thất nghiệp, mức trợ cấp trong 6 tháng đầu nên tăng từ 60 lên 100% mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm, giúp người mất việc đảm bảo thu nhập, vượt qua khó khăn ban đầu. Việc này để thúc đẩy họ quay lại thị trường lao động để tiếp tục tham gia bảo hiểm, mức hưởng 6 tháng sau giảm xuống 50%.

Bên cạnh góp ý đã nêu, để khắc phục và hạn chế tình trạng rút BHXH một lần, một số chuyên gia cũng đề xuất, nên tính đến phương án những lao động đang tham gia bảo hiểm tới thời điểm trước khi luật có hiệu lực sẽ được quyền chọn rút BHXH một lần như hiện tại. Những người tham gia ngay khi luật mới được thực thi, lao động chỉ được rút một phần để trang trải khó khăn, khoản còn lại để đảm bảo hưu trí khi về già. Cùng với hạn chế số tiền hưởng một lần, cần quy định mức sàn đóng BHXH để từ đó có được mức sàn lương hưu đảm bảo mức sống tối thiểu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hạn chế rút BHXH một lần - Cần có lộ trình tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714417352 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714417352 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10