Trung Quốc sẽ tăng sản lượng nông nghiệp và đẩy mạnh nghiên cứu hạt giống để đạt được các mục tiêu hàng đầu về an ninh lương thực và tự chủ về công nghệ nông nghiệp.
>> Trung Quốc tìm cách hỗ trợ thanh khoản các doanh nghiệp bất động sản
Văn kiện chính sách nông thôn hàng năm do Hội đồng Nhà nước Trung Quốc công bố vừa qua cam kết sẽ ổn định diện tích trồng ngũ cốc của đất nước và tập trung vào việc tăng đáng kể năng suất trên mỗi đơn vị.
Bản kế hoạch chi tiết mới nhất, thường là bản đầu tiên được nội các Trung Quốc công bố mỗi năm đã nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của an ninh lương thực đối với đất nước 1,4 tỷ dân.
Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ ngũ cốc lớn nhất thế giới và tuyên bố sẽ tăng cường khả năng tự cung cấp ngũ cốc trong thập kỷ tới. Theo số liệu chính thức, thu hoạch ngũ cốc năm ngoái của nước này đạt mức kỷ lục 695,41 triệu tấn. Sản lượng vẫn duy trì trên 650 triệu tấn kể từ năm 2015 và cũng là mục tiêu đặt ra cho năm nay.
HIện nay, giá trị thị trường của ngành hạt giống Trung Quốc đã lên tới 130 tỷ nhân dân tệ (18,2 tỷ USD) nhờ vào nỗ lực của quốc gia này nhằm trao quyền cho ngành công nghiệp hạt giống Trung Quốc để tăng cường an ninh lương thực quốc gia.
Tuy nhiên, nước này vẫn đang phụ thuộc vào nhập khẩu một số loại cây trồng do nhu cầu tiêu dùng thay đổi và các lựa chọn thay thế rẻ hơn cho thức ăn chăn nuôi như đậu nành và ngô. Kế hoạch chi tiết cũng cam kết sẽ mở rộng diện tích trồng đậu tương và các hạt giống có năng suất cao khác trong năm nay.
Năm ngoái, diện tích trồng lúa giảm nhẹ nhưng diện tích trồng đậu nành lại tăng nhờ các biện pháp khuyến khích nông dân. Tuy nhiên, năng suất trên một đơn vị sản phẩm chủ chốt như đậu tương và ngô từ lâu đã tụt hậu so với mức trung bình thế giới.
Có thể thấy, Bắc Kinh đang tăng cường nỗ lực tự chủ trong lĩnh vực nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã chú trọng tăng cường nỗ lực nghiên cứu hạt giống. Lĩnh vực này được coi là mắt xích yếu trong các mục tiêu an ninh lương thực của Trung Quốc, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng với phương Tây do Mỹ dẫn đầu.
>> Kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi như kỳ vọng?
Các nhà hoạch định chính sách cũng ngày càng tập trung vào an ninh lương thực trong bối cảnh thị trường toàn cầu bất ổn do căng thẳng địa chính trị, biến đổi khí hậu và lo ngại về chuỗi cung ứng toàn cầu dp cuộc chiến ở Ukraine và xung đột ở Biển Đỏ.
Một số giống ngô và đậu nành biến đổi gen đã được phê duyệt từ năm ngoái nhằm nỗ lực nâng cao sản lượng và giảm sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Văn kiện của chính phủ cũng cam kết tăng cường nỗ lực để sản xuất các giống hạt giống một cách độc lập và vượt trội.
Theo Wendong Zhang, Phó Giáo sư tại Đại học Cornell, hiện nay Trung Quốc vẫn còn gặp một số rào cản như tính độc lập công nghệ và khả năng tự chủ nguồn cung hạt giống chất lượng. Bên cạnh đó, vẫn có sự phụ thuộc quá mức vào việc lai tạo để nâng cao các giống cây trồng hiện có, tuy nhiên việc áp dụng các kỹ thuật mới như chỉnh sửa gen và trí tuệ nhân tạo là chưa đủ.
Bất chấp sự tăng trưởng bùng nổ của các công ty hạt giống Trung Quốc kể từ năm 2016, nhiều công ty vẫn thiếu năng lực nghiên cứu. Ông Zhang cho biết, cùng với việc thiếu chuyển giao kiến thức giữa các công ty và viện nghiên cứu đã cản trở tiến trình hướng tới môi trường chăn nuôi theo định hướng thị trường.
Cụ thể tỉnh Cam Túc, nơi 85% công ty hạt giống hoạt động bằng cách tiến hành trồng thử nghiệm loại thực phẩm mới, các hạt giống do khách hàng của họ phát triển thay vì tự nghiên cứu chúng.
Ông Zhang cũng nhắc lại cam kết của Trung Quốc trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các nhà tạo giống doanh nghiệp, những người vẫn đang gặp nhiều khó khăn với các thủ tục pháp lý kéo dài và tốn kém để đòi bồi thường khi lợi ích của họ bị đe dọa. Việc cơ quan thực thi pháp luật thiếu nhân lực cũng đang tạo ra rào cản cho việc xử lý hạt giống kém chất lượng.
Trước mắt, chính phủ Trung Quốc cam kết các doanh nghiệp sẽ tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn, hỗ trợ nhân tài và công nghệ, đồng thời tăng cường kiểm soát hoạt động bán hạt giống kém chất lượng trực tuyến.
Khi gióng lên hồi chuông cảnh báo về an ninh lương thực, Trung Quốc gần đây đã đạt được nhiều đột phá hơn về đậu nành, dầu hạt cải và trái cây nhiệt đới sản xuất trong nước. Sự phát triển của hạt giống sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho ngành nông nghiệp của Trung Quốc trong năm nay.
Có thể bạn quan tâm
Kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi như kỳ vọng?
03:00, 06/02/2024
Nhà đầu tư chú ý gì trước ứng phó khủng hoảng tài sản và nợ của Trung Quốc?
05:01, 05/02/2024
Xe điện Trung Quốc gặp "cơn gió ngược"
03:00, 04/02/2024
Trung Quốc sẽ hỗ trợ thúc đẩy năng lượng tái tạo của ASEAN?
03:00, 03/02/2024
Đà phục hồi kinh tế Trung Quốc đang quay trở lại?
03:00, 01/02/2024
Công nghiệp bán dẫn Trung Quốc “mắc kẹt” ở đâu?
04:30, 30/01/2024