Thể chế hóa việc hỗ trợ nữ chủ doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Doanh nghiệp cần có những chính sách ưu tiên hỗ trợ tiếp cận nguồn tín dụng. Đồng thời hỗ trợ thông tin, hướng dẫn cụ thể về các giải pháp hỗ trợ để tiếp cận, sử dụng hiệu quả các gói hỗ trợ.

>> NHNN và Hội LHPN Việt Nam giáo dục tài chính cho giới nữ, hạn chế tín dụng đen

Bà Trần Thị Thu Hằng - Phó Chủ tịch Hội nữ Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội, Tổng giám đốc Công ty CP XNK nông sản thực phẩm Việt Nam:

Hiện số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chiếm khoảng 24-25% tổng số doanh nghiệp trong cả nước, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, chủ yếu xuất phát từ hộ kinh doanh, với quy mô nhỏ, siêu nhỏ (chiếm 90,7%). Vì thế, những năm qua, nhất là trong bối cảnh bị tác động của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn như: tìm kiếm khách hàng (64,3%); tiếp cận vốn tín dụng (34,1%); biến động thị trường (33,7%) và tìm kiếm nhân sự phù hợp (27%).

Do dịch bệnh Covid-19 doanh thu tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ bị giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp phải cho người lao động nghỉ việc...

Một trong những nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp nữ làm chủ chưa phát triển được như kỳ vọng là do chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) còn nhiều bất cập, như Luật Hỗ trợ DNNVV (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018) quy định nguyên tắc ưu tiên hỗ trợ DNNVV do phụ nữ làm chủ, nhưng Nghị định số 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật có vướng mắc, dẫn đến có một số chính sách chưa đủ cụ thể để các địa phương có thể triển khai thực hiện.

Hay Nghị định số 80/2021/NĐ-CP đưa ra chính sách hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn về nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DNVVN do phụ nữ làm chủ... Tuy nhiên các quy định về hỗ trợ doanh nghiệp còn có sự chồng chéo, lúng túng khi áp dụng, trong khi mức độ hiểu biết về Luật Hỗ trợ DNVVN rất khiêm tốn, khiến cho doanh nghiệp nữ tiếp cận khó khăn hơn.

Trước thực trạng trên, theo tôi cần có những chính sách ưu tiên hỗ trợ tiếp cận nguồn tín dụng. Đồng thời hỗ trợ thông tin, hướng dẫn cụ thể về các giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp biết và tiếp cận, sử dụng hiệu quả các gói hỗ trợ.

Bên cạnh đó, cùng với sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư cũng như tác động bởi đại dịch Covid-19 đã và đang thay đổi cuộc sống, thói quen của con người… buộc doanh nghiệp phải thay đổi và thích ứng. Vì vậy, nhu cầu chuyển đổi số trở nên cấp thiết để các doanh nghiệp đổi mới mô hình, chuyển dần các hoạt động kinh doanh trên các nền tảng số, tìm kiếm thêm thị trường, cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh, thích ứng với bối cảnh mới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thể chế hóa việc hỗ trợ nữ chủ doanh nghiệp tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711632781 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711632781 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10