Thế giới cần vaccine mới chống lại các biến chủng virus trong tương lai

Diendandoanhnghiep.vn Theo các chuyên gia thuộc Tổ chức Y tế Thế giới WHO, cần phát triển vaccine mới với khả năng chống lây nhiễm cao hơn để đối phó với các biến chủng của virus Corona trong tương lai.

>> Omicron ngăn cản chiến lược ngoại giao vaccine của Nga và Trung Quốc

Các chuyên gia WHO cho rằng cần phát triển các loại vaccine mới để

Các chuyên gia WHO cho rằng cần phát triển các loại vaccine mới để tăng cường hiệu quả trước các biến chủng

Mới đây, một nghiên cứu sơ bộ tại Israel cho thấy, mặc dù mũi tăng cường thứ 2 giúp tăng lượng kháng thể, điều này là chưa đủ để ngăn ngừa người dùng nhiễm biến chủng Omicron. "Hiện tại, chúng tôi biết rằng mức độ kháng thể cần thiết để bảo vệ trước khả năng lây nhiễm Omicron là quá cao (với số lượng vaccine tạo ra), ngay cả khi đó là loại vaccine tốt", bà Gili Regev-Yochay, giám đốc của Đơn vị Bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế Sheba của Israel, nói với các phóng viên.

Trung tâm Y tế Sheba đã tiêm mũi nhắc lại lần thứ hai cho các nhân viên và đang nghiên cứu tác dụng của liều vaccine Pfizer tăng cường ở 154 người sau 2 tuần. Thử nghiệm tương tự cũng áp dụng với vaccine Moderna ở 120 người sau một tuần. Họ so sánh nhóm người này với đối tượng chưa nhận mũi thứ 4. Những người trong nhóm Moderna trước đó đã tiêm 3 mũi Pfizer. Bà Regev-Yochay cho biết vaccine đã làm tăng lượng kháng thể "cao hơn một chút so với liều thứ 3".

"Nồng độ kháng thể ở những người tiêm mũi thứ tư có tăng, nhưng chưa đủ để chống lại khả năng lây nhiễm của Omicron", chuyên gia này cho biết. Số ca nhiễm ở người tiêm mũi thứ tư thấp hơn một chút so với ở nhóm đối chứng, trong khi khác biệt giữa người tiêm Pfizer và Moderna là không đáng kể.

Bà Regev -Rochay cho rằng, quyết định cho phép tiêm mũi vaccine thứ tư với nhóm dân số dễ bị tổn thương là đúng, nhưng chưa đủ để hỗ trợ quyết định tiêm mũi thứ tư cho tất cả người dân". Mặc dù vậy, đây mới chỉ là những kết quả rất sơ bộ và chưa được công bố trên tạp chí y khoa nào, nhưng điều này đã cung cấp một số thông tin đáng kể liên quan tới hiệu quả của mũi vaccine thứ tư.

Có thể thấy, Israel là nước đi đầu thế giới về triển khai tiêm vaccine và sau đó là tiêm mũi tăng cường, với hơn 65% dân số 9,4 triệu người đã được tiêm hai liều vaccine. Tuy nhiên, tốc độ triển khai tiêm chủng nhanh khiến Israel sớm phải đánh giá hiệu quả và tốc độ suy giảm khả năng miễn dịch.

>> Mũi vaccine thứ tư vẫn chưa đủ chống lại biến thể Omicron?

Các nhà khoa học của Pfizer

Các nhà khoa học của Pfizer đang nghiên cứu phiên bản cải tiến của vaccine ngừa COVID-19

Cho đến nay, các chuyên gia dịch tế trên toàn thế giới vẫn đang đánh giá về hiệu quả của các mũi vaccine tăng cường sau khi biến chủng Omicron xuất hiện. Theo tuyên bố của nhóm cố vấn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về chế phẩm vaccine Covid-19 (TAG-Co-VAC), chiến lược tiêm chủng dựa vào các liều tăng cường lặp đi lặp lại của vaccine hiện có dường như không phù hợp hay bền vững.

TAG-Co-VAC kêu gọi điều chỉnh các vaccine hiện có để tăng cường hiệu quả trước các biến chủng đang hoành hành, như chủng Omicron đã lây lan nhanh chóng và xuất hiện ở 149 quốc gia, vùng lãnh thổ. Việc phát triển vaccine mới không chỉ có khả năng bảo vệ người tiêm khỏi nguy cơ trở nặng mà còn bảo vệ người tiêm khỏi nguy cơ nhiễm virus hiệu quả hơn.

Nhóm chuyên gia này cho rằng loại vaccine này sẽ giảm bớt lây nhiễm trong cộng đồng và giúp nới lỏng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt và rộng rãi. Chuyên gia WHO cũng gợi ý các nhà sản xuất phát triển loại vaccine "tạo ra miễn dịch tốt và lâu dài để giảm nhu cầu tiêm mũi tăng cường liên tiếp".

Mặt khác, việc tạo ra một loại vaccine phòng Covid -19 giá rẻ, dễ sản xuất, có thể cung cấp một giải pháp cho tình trạng tiếp cận vaccine không bình đẳng ở các nước nghèo và đang phát triển.

Hiện nay, thế giới đang có khoảng 331 ứng viên vaccine đang được nghiên cứu. Tuy nhiên cho tới khi vaccine mới được phát triển, các vaccine Covid-19 hiện nay cần được điều chỉnh để đảm bảo rằng vaccine tiếp tục cung cấp khả năng bảo vệ người tiêm khỏi nguy cơ nhiễm và trở nặng trước những biến chủng đáng quan tâm, như chủng Omicron và các biến chủng sau này. 

Trước mắt, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Pfizer Albert Bourla cho biết phiên bản cải tiến của vaccine ngừa Covid -19 của hãng này sẽ có mặt trên thị trường vào tháng 3/2022 và hãng đang triển khai sản xuất đại trà. Vaccine mới không chỉ ngừa biến thể Omicron mà còn cả những biến thể khác.

Các thông tin nghiên cứu về các loại vaccine hiện tại cho thấy, 20 tuần sau mũi tiêm cơ bản thứ hai, cả vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna chỉ có 10% hiệu quả trong việc ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nghiêm trọng sau khi nhiễm biến thể Omicron, tuy nhiên hiệu quả của mũi tăng cường (mũi thứ ba) lên đến 75%. 

Người phát ngôn chi nhánh Pfizer tại Séc Tomáš Sazima cũng đã xác nhận hãng đang phát triển vaccine ngừa Omicron. Cụ thể, Pfizer cùng BioNTech của Đức đang tiếp tục thu thập dữ liệu thí nghiệm bổ sung và đánh giá hiệu quả thực sự của vaccine để xác nhận khả năng phòng ngừa biến thể Omicron. Dự kiến, các lô đầu tiên có thể được sản xuất và xuất xưởng trong vòng 100 ngày, tùy thuộc vào tiến độ cấp phép của cơ quan quản lý.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thế giới cần vaccine mới chống lại các biến chủng virus trong tương lai tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714109161 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714109161 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10