Thế giới lại gọi tên G20

Trần Đức Mậu, nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại- Bộ Ngoại giao 09/04/2020 11:00

G20 đã từng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu những tác động tiêu cực nhất của cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009.

p/Các nước thành viên nhóm G20 đã nhất trí tung ra gói tài chính trị giá 5.000 tỷ USD để ứng phó với dịch COVID-19.

Các nước thành viên nhóm G20 đã nhất trí tung ra gói tài chính trị giá 5.000 tỷ USD để ứng phó với dịch COVID-19.

Trong đại dịch COVID-19, cả thế giới đang mong chờ hành động tương tự của G20 để giúp các quốc gia sớm vượt qua khó khăn hiện nay.

Trước thực trạng dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các nước thành viên G20 đã nhất trí cùng nhau đưa ra gói tài chính 5.000 tỷ USD để chống dịch bệnh. Trước đó, nhiều nước thành viên cũng có chương trình cứu trợ, trong đó Đức là 1.200 tỷ EUR, Nhật Bản 459 tỷ EUR, Anh 418 tỷ EUR, Italy 375,5 tỷ EUR, Pháp 345 tỷ EUR, Tây Ban Nha là 200 tỷ EUR, Trung Quốc 65 tỷ EUR, Ấn Độ 20,5 tỷ EUR, Nga là 3,6 tỷ EUR…

Có thể bạn quan tâm

  • Thách thức hợp tác quốc tế tại G20

    Thách thức hợp tác quốc tế tại G20

    11:15, 29/06/2019

  • Các nước giải cứu ô tô như thế nào: Nhật nhanh nhẹn, Mỹ nói suông, châu Âu oằn mình chống dịch

    Các nước giải cứu ô tô như thế nào: Nhật nhanh nhẹn, Mỹ nói suông, châu Âu oằn mình chống dịch

    14:06, 27/03/2020

  • Hàng không Mỹ: Gói cứu trợ 50 tỷ USD như… “muối bỏ biển”

    Hàng không Mỹ: Gói cứu trợ 50 tỷ USD như… “muối bỏ biển”

    05:51, 29/03/2020

  • Vì đâu Mỹ đứng đầu thế giới về số lượng ca nhiễm COVID-19?

    Vì đâu Mỹ đứng đầu thế giới về số lượng ca nhiễm COVID-19?

    11:08, 27/03/2020

Hội nghị trực tuyến đầu tiên vừa qua của G20 cho thấy sự thức thời của khuôn khổ diễn đàn này. Chống dịch bệnh và nhanh chóng khắc phục những hệ luỵ của dịch bệnh đã trở thành nội dung được ưu tiên hàng đầu trên chương trình nghị sự của khuôn khổ diễn đàn G20, đồng thời lại còn thử thách năng lực và vai trò của khuôn khổ diễn đàn này trong bối cảnh tình hình mới.

Trên thực tế, bản thân G20 không có chức năng thừa hành và cũng không có nguồn tài chính riêng. Khối lượng 5.000 tỷ USD trên danh nghĩa rất lớn, nhưng là cam kết bỏ ra của các thành viên. Các thành viên cam kết như thế, nhưng rồi đây có thực hiện cam kết hay không, thực hiện đến đâu, theo cách riêng hay trong sự hợp tác chung giữa các thành viên với nhau lại là chuyện hoàn toàn khác.

Nhưng dù sao thì kết quả của Hội nghị G20 cùng với những nỗ lực riêng của các quốc gia thành viên cũng cho thấy, các quốc gia càng ngày nhận thức đầy đủ hơn và đúng đắn hơn về một nguyên lý chỉ có thể đoàn kết nhất trí với nhau trong quan điểm chính sách thì mới có thể vượt qua khó khăn do dịch bệnh.

Dịch bệnh đã phơi bày không ít mặt trái và tác động phụ của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Nhưng đồng thời cũng lại phải thấy không có sự hợp tác đa phương quốc tế thực sự giữa tất cả các quốc gia trên thế giới thì không thể vượt qua được những thách thức hiện tại.

Ứng phó với dịch bệnh hiện tại vì thế cần được đồng hành của các quốc gia với việc tận dụng cơ hội và tiềm năng phát triển mới sau dịch bệnh. Và G20 cần một lần nữa phát huy vai trò lãnh đạo của mình như trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thế giới lại gọi tên G20
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO