Thời gian gần đây, Việt Nam bắt đầu nói nhiều hơn đến cụm từ "đô thị thông minh" hay "thành phố thông minh".
Sau khi nghiên cứu hơn 100 định nghĩa về thành phố thông minh, tổ chức nghiên cứu tiêu chuẩn công nghệ viễn thông (ITU-T) đưa ra định nghĩa gần thực tiễn nhất trong bối cảnh hiện nay: “Một thành phố thông minh bền vững là một thành phố đổi mới sáng tạo sử dụng các công nghệ thông tin – truyền thông và các phương tiện khác để nâng cao chất lượng cuộc sống, hiệu quả hoạt động – dịch vụ đô thị, tính cạnh tranh, đồng thời đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai về các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa”.
Việt Nam chỉ có “thành phố bán thông minh”
Các nghiên cứu cũng chỉ ra hệ sinh thái của một thành phố thông minh dựa trên 4 trục cốt lõi gồm: Smart Manage - ment (vận hành thông minh), Smart Security (an ninh, an toàn thông minh), Smart Community (cộng đồng thông minh), Smart Home (căn hộ thông minh, sản phẩm thương mại cung cấp theo nhu cầu).
Là đích đến cho sự phát triển của các đô thị nhưng chi phí để xây dựng một thành phố thông minh không hề “dễ chịu”. Ấn Độ dự chi tới 15 tỷ USD để xây dựng các thành phố thông minh, Hàn Quốc xây dựng Songdo với giá 35 tỷ USD, Dubai chi gần 8 tỷ USD (không bao gồm các khoản đầu tư tư nhân cho các tòa tháp cao tầng)…
Tại Việt Nam, từ cuối thập kỷ 1990 đã có một số dự án về thành phố thông minh như công viên phần mềm Quang Trung, công viên công nghệ cao SG (SGTH), khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội). Giai đoạn 2010 – 2020, các thành phố như Đà Nẵng, Hải Phòng, TP.HCM... đã và đang triển khai nhiều ứng dụng công nghệ “thông minh” ở khu vực đô thị của các khối tư nhân.
Các doanh nghiệp đã tiên phong xây dựng đô thị thông minh cùng hệ sinh thái hiện đại bằng cách tích hợp công nghệ mới. Tuy nhiên, nhìn từ 4 trục giá trị cốt lõi và số vốn đầu tư mới thấy, nhiều dự án tại Việt Nam gần đây mới chỉ là “thành phố bán thông minh" khi mới chỉ tích hợp công nghệ 4.0.
Hiệu quả thực chất của thành phố thông minh
Việc nhân rộng ứng dụng thông minh lên cấp độ đô thị vẫn là thách thức của các nước đang phát triển. Công nghệ mới có thể mua và áp dụng nhanh chóng ở cấp độ dự án hoặc công trình, xong để trở thành một thành phố thông minh và toàn diện cần có một nền tảng xã hội phù hợp. Nhiều hệ thống kết cấu hạ tầng có thể áp dụng nhanh công nghệ mới để giải quyết bài toán tối ưu tại một đầu mối tập trung.
Không chỉ có vậy, nếu thành phố thông minh trở thành vũ khí bị chính trị hóa, các thành phố có thể bị lôi cuốn vào các cuộc chạy đua mua sắm thiết bị nhưng không đầu tư nâng cấp đồng bộ về hạ tầng mềm, nền tảng xã hội để khai thác hiệu quả thông qua quá trình quản trị phù hợp. Kết quả đầu tư lớn nhưng hiệu quả đem lại không giúp các thành phố thông minh hơn, đủ để cạnh tranh trên phạm vi quốc tế.
Để thành công câu chuyện thành phố thông minh cần có sự phối hợp giữa cả chính quyền, doanh nghiệp, trường/viện và người dân/cộng đồng với mô hình win-win-win.
Trong đó, Chính phủ và các địa phương cần ưu tiên các dự án Smart City, chuẩn bị nguồn vốn để đầu tư, triển khai ngay trong năm 2019. Tập trung đầu tư vào chất xám, chú trọng phát triển nhân tố con người nhằm có những ý tưởng hay để ứng dụng vào thực tiễn.
Các doanh nghiệp cũng cần coi Smart City không chỉ là sản phẩm để triển khai đem lại doanh thu, lợi nhuận mà đây là lĩnh vực phục vụ đất nước, phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam để có những nghiên cứu, đầu tư xứng đáng.
Quan trọng, hệ thống thông minh cần cả sự tương tác đa chiều và nền tảng để khai thác là sự tương tác và giao tiếp phân tán - phân quyền. Điều này đòi hỏi một cấp độ mới trong hợp tác và chia sẻ không dễ đạt được nếu thiếu nền tảng quản trị và xã hội “mở”.
TS Phan Thanh Sơn - Giám đốc Công nghệ Công ty Hệ thống thông tin FPT (FIS) Khái niệm "thành phố thông minh" xuất hiện từ cuối những năm 1990 và có nhiều sự thay đổi, tiến hóa theo thời gian và Việt Nam cũng đi khá sát theo sự phát triển đó về nhận thức. Thời gian đầu, thành phố thông minh thường được hiểu là đưa hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý, vận hành đô thị. Đến giữa những năm 2000, việc xây dựng thành phố thông minh đặt vai trò của “hạ tầng mềm” (xã hội, nguồn lực con người, sự tham gia của người dân/ doanh nghiệp) lên trên vai trò CNTT. Từ 2010 đến nay, thành phố thông minh là sự kết hợp giữa hạ tầng cứng (công nghệ CNTT và các tiến bộ công nghệ) và hạ tầng phần mềm, hướng đến việc cung cấp một cách bền vững cuộc sống chất lượng cao cho cư dân và dịch vụ/ môi trường kinh doanh chất lượng cao, thúc đẩy đổi mới sáng tạo cho người dân và doanh nghiệp. TS Nguyễn Việt Long - Giám đốc văn phòng Thành phố thông minh tỉnh Bình Dương Có nhiều thách thức được đặt ra khi tiến hành xây dựng TPTM, chẳng hạn như vấn đề huy động và phân phối nguồn lực như thế nào để tránh đầu tư dàn trải. Đôi khi việc đầu tư, duy trì, bảo dưỡng các công nghệ còn tốn kém hơn lợi ích mà nó mang lại. Ngược lại, việc chọn đúng điểm để đầu tư sẽ tạo ra lực bẩy nâng cao đời sống kinh tế - xã hội. Biết rõ những thách thức đó, nhiều tỉnh, thành phố trên thế giới đang áp dụng thành công một cách tiếp cận bền vững... |