Giá trị của thị trường giao nhận Việt Nam được đánh giá vào khoảng 620 triệu USD và sẽ tăng lên 1,5 tỉ USD vào năm 2020.
Tuy quy mô không lớn nhưng dòng tiền chạy qua các công ty giao nhận thương mại điện tử mới là điều hấp dẫn. Với hơn 80% giao dịch ở Việt Nam vẫn dùng tiền mặt, ước tính dòng tiền chảy qua các công ty giao nhận thương mại điện tử năm 2017 là hơn 4 tỉ USD và hơn 12 tỉ USD vào năm 2020. Và đây chính là điều hấp dẫn xe tải chở hàng của J&T (Trung Quốc), không chỉ tấn công thị trường Việt Nam, công ty Trung Quốc này còn mở cuộc tổng tấn công ở Đông Nam Á.
Có thể bạn quan tâm
03:45, 18/10/2018
02:20, 09/10/2018
Ở Việt Nam, các đơn vị giao nhận thương mại điện tử gồm có Viettel, VNPT, GHN (Giao hàng nhanh), Giao Hàng Tiết Kiệm, LEL (trực thuộc Lazada), DHL eCommerce, Ninja Van... Có 4 đơn vị giao nhận thương mại điện tử dẫn đầu thị trường là Viettel, VNPT, GHN và Giao Hàng Tiết Kiệm. Trong đó, GHN và Giao Hàng Tiết Kiệm đang cạnh tranh ngôi đầu. Năng suất vận hành của cả 2 hiện hơn 400.000 đơn hàng/ngày. Tuy nhiên, Giao Hàng Tiết Kiệm hiện là đối tác chiến lược của Shopee nên sự xuất hiện của J&T có thể ảnh hưởng trực tiếp đến GHN.
Ông Nguyễn Trần Thi, Giám đốc Điều Hành GHN, cho biết, có 2 lý do khiến thị trường Việt Nam đặc biệt so với các quốc gia còn lại.
Thứ nhất là tính địa phương, điển hình như các thủ tục hành chính cần thiết trong quá trình giao hàng bằng xe tải, máy bay trên các tuyến đường dài đòi hỏi công ty giao nhận cần có thời gian để am hiểu thị trường.
Thứ hai, không như các quốc gia khác, các sàn thương mại điện tử phát triển áp đảo so với mạng xã hội, ở Việt Nam tỉ lệ này đang cân bằng nhau nên cơ hội kinh doanh của các chủ cửa hàng rất đa dạng, quyền lựa chọn đơn vị vận chuyển của các cửa hàng nằm trong tay chủ cửa hàng chứ không do sàn thương mại điện tử chỉ định, dẫn đến việc giá cả chưa phải là yếu tố quyết định.
Mặc dù giá chưa đóng vai trò then chốt trên thị trường giao nhận, nhưng cuộc cạnh tranh thời gian trên thị trường giao nhận thương mại điện tử lại trở nên khắc nghiệt. Nếu "ông lớn" DHL tuyên bố giao hàng trong ngày, Lazada mở dịch vụ hoả tốc, Tiki Now giao trong 2 giờ thì Ship60 - một startup đang hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn tự tin cam kết giao trong 60 phút. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, 60 phút được coi là thử thách "khó nhằn", ngay cả dịch vụ giao nhanh của Amazon Prime cũng thường giao hàng trong 2 giờ.
Đây là cuộc đua tranh không tránh khỏi khi thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng. Theo Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), trong 3 tháng đầu năm 2018, lĩnh vực bán lẻ trực tuyến đã tăng 30% - tương đương mức trung bình năm 2017.
Sau giá cả, thời gian giao hàng cũng là yếu tố quyết định để người dùng chọn lựa sản phẩm của các doanh nghiệp thương mại điện tử. Theo khảo sát của KPMG năm 2017 với hơn 18.000 người tiêu dùng tại 51 nước (trong đó có Việt Nam), 34% số người nói rằng thà đi mua trực tiếp còn hơn đặt hàng online vì sợ thời gian giao hàng quá chậm. Bên cạnh đó, nếu là thực phẩm tươi sống, thời gian giao hàng là yếu tố "sống còn" với doanh nghiệp làm thương mại điện tử.Theo ông Phùng Khắc Huy, CEO của Ship60, mục tiêu giao hàng trong 60 phút của Ship60 gần như không thể đạt được nếu như không có sự can thiệp của công nghệ.