Việt Nam cần khoảng 120 - 140 tỷ USD để thực hiện thành công quy hoạch điện VIII và giảm phát thải về 0. Điều này đem lại cơ hội đầu tư với nhiều "ông lớn" trong lĩnh vực này.
>>COP đem lại lợi ích gì cho biến đổi khí hậu?
Việt Nam là một trong những thành viên rất tích cực tại các Hội nghị cấp cao toàn cầu về biến đổi khí hậu, COP28, COP29. Trong đó, đặc biệt là những cam kết mạnh mẽ về việc loại bỏ phát thải khí nhà kính về 0 đến giữa thế kỷ 21.
Sản xuất năng lượng hydro điện phân từ nước là chiến lược được Việt Nam thúc đẩy, với mục tiêu sản lượng hàng năm từ 0,1 - 0,5 triệu tấn, sẽ được nâng lên 10-20 triệu tấn vào năm 2050, bao gồm cả hydro xanh.
Sản lượng hydro sẽ thay thế một phần khí đốt tự nhiên và than tại các nhà máy điện vào năm 2030, đồng thời loại năng lượng mới này cũng sẽ được sử dụng để vận chuyển, sản xuất phân bón, thép và xi măng.
Theo một kế hoạch mới đây của Chính phủ, đến năm 2050, hydro sẽ đáp ứng 10% sản lượng điện của cả nước. Do đó, Việt Nam cần huy động cả nguồn vốn công và tư nhân để sản xuất hydro, bao gồm từ việc phát hành trái phiếu xanh và từ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).
Một chương trình tài trợ cho kế hoạch này bao gồm đầu tư cổ phần, viện trợ và các khoản vay ưu đãi từ các thành viên G7, các ngân hàng đa phương và các nhà cho vay tư nhân. Tại COP26, Việt Nam được cam kết hỗ trợ 15,5 tỷ USD cho tiến trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, giảm phát thải.
Đầu năm 2023, Việt Nam đã công bố kế hoạch năng lượng quốc gia nhằm tăng hơn gấp đôi công suất tối đa lên khoảng 150 gigawatt vào năm 2030. Kế hoạch này kêu gọi chuyển đổi mạnh mẽ khỏi việc sử dụng than gây ô nhiễm nặng và cam kết sẽ không xây dựng thêm nhà máy nhiệt điện than. Đồng thời, kêu gọi mở rộng sử dụng khí đốt trong nước và khí tự nhiên hóa lỏng hoặc LNG nhập khẩu, sẽ chiếm khoảng 25% tổng công suất phát điện, trong khi thủy điện, gió, mặt trời và các nguồn tái tạo khác sẽ chiếm gần 50% sản lượng điện vào năm 2030.
“Dư địa” hấp thụ vốn cho lĩnh vực năng lượng sạch tại Việt Nam là rất lớn, theo tính toán Việt Nam cần khoảng 120-140 tỷ USD để thực hiện thành công quy hoạch điện VIII, đưa phát thải về 0 vào năm 2050.
Hiện tại, rất nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm đến thị trường năng lượng sạch Việt Nam, như: Enterprize Energy, ODE (Anh), Copenhagen Infrastructure Partners, Vetas (Đan Mạch), Societe Generale (Pháp),…
>>Năng lượng sạch cho Việt Nam xanh
CEO Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners, ông Stuart Livesey cho rằng: “việc giảm rủi ro và tăng tính minh bạch rõ ràng có thể giúp các nhà đầu tư cảm thấy thoải mái hơn khi đưa ra các quyết định đầu tư quy mô lớn”.
Như vậy, có thể thấy điểm vướng lớn nhất tại Việt Nam là môi trường đầu tư, cụ thể là tính vững bền của chính sách. Theo các chuyên gia, song song với việc quy hoạch kỹ thuật phát triển năng lượng sạch, Việt Nam cần “quy hoạch” lại lộ trình rõ ràng hơn cho ngành năng lượng nói chung.
Theo xu hướng chung của thế giới, cần phân định rạch ròi hơn nữa thị phần cho doanh nghiệp nhà nước, giành không gian đầu tư, thị trường tiêu thụ và thể chế riêng cho nguồn vốn tư nhân.
Những doanh nghiệp “con cưng” cũng phải vào cuộc đua năng lượng tái tạo, kích hoạt tính năng động, tiếp thu chuyển giao và làm chủ công nghệ với nhiệm vụ chính trị là đảm bảo an ninh năng lượng chiến lược.
Có thể bạn quan tâm
Gỡ “nút thắt” năng lượng tái tạo
03:30, 08/02/2024
Quy hoạch Đắk Nông vị thế của nhôm và năng lượng tái tạo quốc gia
13:01, 06/01/2024
Thúc đẩy năng lượng tái tạo vì mục tiêu đưa phát thải ròng về "0"
14:07, 25/12/2023
Năng lượng tái tạo - một trong 5 trụ cột phát triển kinh tế Bạc Liêu thời gian tới
11:50, 08/12/2023
Hội thảo quốc tế về năng lượng tái tạo và sản xuất bền vững
16:32, 08/12/2023