Thiết chế kiến trúc sư trưởng trong quản lý đô thị

Diendandoanhnghiep.vn Khi xây dựng mô hình chính quyền đô thị không thể không tái lập lại chức danh và thiết chế kiến trúc sư trưởng bởi đây là công cụ để xây dựng và quản trị các công trình, kiến tạo diện mạo đô thị.

>> Hướng tới quy hoạch đô thị tích hợp

>> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Xây dựng Nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù với TPHCM

TPHCM đang khẩn trương xây dựng mô hình chính quyền đô thị có nhiều nội dung thực hiện trong đó có đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của người quản lý, điều hành, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông minh để quản lý xă hội, nguồn lực, con người có hiệu quả cao, song song với việc định hướng phát triển đô thị theo hướng đa vệ tinh, đa vành đai.

Thành phố trong Thành phố tức đô thị vệ tinh – Thành phố Thủ Đức được hình thành về mặt pháp lý với mong muốn cùng phối hợp với đô thị trung tâm và các vệ tinh khác tương tác đồng bộ nhằm khai thác thích đáng mọi nguồn lực tài nguyên và xã hội, chăm lo an sinh phúc lợi, bảo vệ mội trường sống đô thị một cách bền vững. Kết cấu cố hữu của một đô thị bao gồm các thành phần công trình, hạ tầng kinh tế - xã hội - kỹ thuật, tài nguyên đất đai, nguồn nước … có thị dân sinh sống và vận hành trong nó.

Như vậy chính quyền đô thị sẽ quản trị con người đô thị, còn trong quản lý một đô thị đặc biệt quá lớn như TPHCM không chỉ ứng dụng công cụ thông minh mà cần có một thiết chế đóng vai trò như một nhạc trưởng, chỉ huy thống nhất, nhịp nhàng trong viện kiến tạo diện mạo đẹp, cơ địa khỏe xuyên suốt quá trình đô thị hóa nhất là các địa bàn vệ tinh trong lòng TPHCM.

TPHCM đang khẩn trương xây dựng mô hình chính quyền đô thị có nhiều nội dung thực hiện trong đó có đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của người quản lý, điều hành, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông minh để quản lý xă hội, nguồn lực, con người có hiệu quả cao, song song với việc định hướng phát triển đô thị theo hướng đa vệ tinh, đa vành đai.

TPHCM đang khẩn trương xây dựng mô hình chính quyền đô thị

Mặc dù TPHCM có tốc độ đô thị hóa trên 80% thị dân nhưng việc sử dụng các thành phần đất đai đô thị qua nhiều giai đoạn lại mất cân đối chưa thỏa mãn năng lực phát triển kinh tế - xã hội, chưa khai thác hết tiềm năng của TP.

Trong nhiều nhiệm kỳ chính quyền TP luôn quan tâm đến quy hoạch đô thị nhưng cũng ngần ấy năm bức tranh tổng thể của TP vẫn xơ cứng và gây nhiều tranh cãi. Đã đến lúc dù muộn nên tái lập lại chức danh Kiến Trúc Sư Trưởng (KTST) và các thiết chế theo nó bởi các luận điểm như sau :

Luận điểm về quan niệm nhìn nhận đô thị và quy hoạch đô thị 

Hãy quan niệm đô thị như là một thực thể sống có sinh ra, có chết đi, có hấp thu, có bài tiết. Nó hấp thu văn hoá sống vùng miền, các mối quan hệ xã hội đa dạng, nó đào thải lối sống nông nghiệp. Nó có bệnh tật nếu sự phát triển đô thị mất cân đối hài hoà. Một đô thị nếu không được con người ứng xử đúng đắn nhất thì đô thị sẽ lụi tàn.

Các đô thị cổ như Alantic, Bombei, Angko, Cổ Loa … trở thành phế tích là một minh chứng rõ nét. Quá trình mất đi diễn ra trong một thời gian dài hoặc đột ngột mà con người khó mà cảm nhận bằng trực quan ngắn hạn. Có nhiều nguyên nhân cho sự lụi tàn đó như thiên tai, địch hoạ, dịch bệnh hoặc một lý do chính trị hay một nền kinh tế suy tàn.

Để quản trị một đô thị trong suốt quá trình đô thị hoá theo định hướng bền vững đòi hỏi phải có một thiết chế để kết nối, chỉ huy, tổ chức sắp xếp các công trình, các hình thái không gian, kiến trúc, các hạ tầng kỹ thuật đô thị đảm bảo khai thác thích đáng mọi nguồn lực xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Quá trình đô thị hoá cũng là một quá trình biến đổi nhận thức, tư duy từ lối sống, kiểu sống nông nghiệp sang phi nông nghiệp, cố kết của quan hệ xã hội từ huyết thống sang hành chính nên quá trình tổ chức sắp xếp cuộc sống dù mang tính hành chính hay kỹ thuật (QHĐT) cũng đều phát sinh mâu thuẫn giữa đồng thuận và chống đối. Quan trọng là tỷ trọng giữa chúng đạt mức độ nào là phù hợp để nhà nước quyết sách.

Ngay trong lĩnh vực chuyên môn các nhà Quy hoạch, đô thị, kiến trúc, xây dựng… vẫn còn nhiều tranh cãi, lý luận cho sản phẩm nghiên cứu được gọi là quy hoạch đô thị. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho quá trình lập, phê duyệt quy hoạch diễn ra khá chậm nếu không muốn nói là bất khả thi. Thiết chế nào đứng ra đảm đương vai trò tham mưu, phản biện để nhà nước quyết sách?

Thật sai lầm nếu cho rằng việc lập QHĐT là công việc của các nhà chuyên môn chuyên ngành. Bởi lẽ đô thị là nơi sống quần cư tập trung, tập hợp nhiều giai tầng xã hội khác nhau, nhiều kiểu sống vùng miền và văn hoá, tôn giáo, dân tộc đa dạng … nếu QHĐT chỉ thuần mang tính kỹ thuật thì khó lòng có một sản phẩm quy hoạch tròn trịa. Tham gia xuyên suốt quá trình lập QHĐT đòi hỏi có sự tham gia của các chuyên gia về lịch sử, địa lý, về chính trị, xã hội học, về văn hoá, kinh tế, an ninh, quốc phòng … thậm chí dịch tễ học …

Sau đó ở giai đoạn hiện thực hoá quy hoạch còn có sự tham gia của nhiều nguồn lực trong xã hội, các nhà tài chính, công trình sư, các chuyên gia hạ tầng kỹ thuật đô thị, các cơ quan quản lý nhà nước và quần chúng nhân dân … Ai?, tổ chức nào chịu trách nhiệm kết nối và đóng vai “nhạc trưởng” trong điều phối tác nghiệp mang tính kỹ thuật và tham mưu nhà nước điều tiết các nguồn lực xã hội trong xây dựng đô thị trong suốt quá trình hiện thực hoá quy hoạch. Chắc chắn vai trò trên không thuộc về cơ quan quản lý nhà nước mà thuộc về một thiết chế độc lập.

Luận điểm về lịch sử hình thành và thực tiễn phát triển

TPHCM là một TP khá trẻ (khoảng 320 tuổi) hình thành một cách tự phát và có thể là một phế tích đô thị trong quá khứ (thế kỷ III - VII) không biết vì một lý do nào đó nó đã biến mất và thật sự hồi sinh khi những lưu dân người Việt đến khai làng lập ấp. Ban đầu vùng đất Sài Gòn mang tính chất quân sự, “phên dậu” (tức Phiên trấn) của đất nước để cũng cố cương lãnh của triều đình nhà Nguyễn. 1862, người Pháp bắt đầu lập quy hoạch đô thị chỉ vỏn vẹn 25 km2, suốt 120 năm sau đó, Sài Gòn luôn trong tình trạng có chiến tranh nên đô thị lúc bấy giờ chỉ phục vụ cho mục đích quân sự và khai thác thuộc địa là chủ yếu. Các thiết chế và hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo chức năng phát triển kinh tế của đô thị dường như rất ít, nếu có chỉ điều hòa nhịp sống cần có của một đô thị.

Từ sau 1975, đất nước còn trong tình trạng vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh, TPHCM gặp rất nhiều khó khăn kinh tế, luôn trong tình trạng phải phấn đấu cao, nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước cải tạo đô thị với mục tiêu chuyển mình từ một thành phố tiêu thụ sang thành phố sản xuất. Từ 1976 đến 1982, Thành phố bước đầu hoàn tất việc điều tra cơ bản, toàn diện thực trạng đô thị, chuẩn bị đề xuất những định hướng cho việc cải tạo xây dựng và phát triển Thành phố, lập đồ án “cơ sở kinh tế - kỹ thuật (TEO) qui hoạch chung cải tạo xây dựng TPHCM” tạo tiền đề cho việc lập, phê duyệt đồ án quy hoạch tổng thể xây dựng TPHCM.

Đến 1993, đồ án nói trên tức đồ án quy hoạch chung xây dựng đầu tiên của Thành phố được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 20/TTg ngày 16-1-1993). Trên cơ sở đó các Quận – Huyện được phân cấp quản lý quy hoạch, xây dựng theo quy hoạch chung xây dựng của Thành phố. Nhưng lúc này quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nước là chủ yếu, sau khi Thành phố sắp xếp lại các ngành sản xuất, tiểu, thủ công nghiệp xen cài trong nội thành, cải thiện trước mắt phúc lợi công cộng, hạ tầng giao thông và cấp điện, bước đầu xây dựng đề án cải tạo khu dân cư trên kênh rạch, quản lý xây dựng lúc này mang tính kiểm soát, sửa chữa và cải tạo khu dân cư.

Năm 2002 quá trình đô thị hóa các khu vực ven nội thành diễn ra nhanh chóng, hàng loạt các xu hướng hội nhập, toàn cầu và các nhu cầu thực tiễn tại Thành phố được đặt ra cần xem xét lại quy hoạch chung xây dựng Thành phố và đặt trong mối quan hệ với quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà TPHCM là động lực, mở rộng thành phố theo hướng đa vệ tinh, nhiều vành đai, phát triển không gian đô thị, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường.

Đến 1998 đồ án điều chỉnh lần đầu qui hoạch chung xây dựng TPHCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg tháng 7/1998) mở màn cho việc chia tách và thành lập thêm 5 quận mới hướng tới một siêu đô thị bền vững, yêu cầu đặt ra là phải phủ kín quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 cho khu vực đô thị hóa, song song với việc lập quy hoạch sử dụng đất làm tiền đề cho việc phân cấp quản lý đất đai vào năm 2005. Lúc này việc phân cấp quản lý xây dựng, đất đai theo quy hoạch chung gần như hoàn chỉnh.

Cũng trong năm 1998, sau khi Thành phố kỷ niệm 300 năm thành lập, vấn đề gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa, lịch sử, kiến trúc được đặt ra nhưng chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu. Năm 2002 quá trình đô thị hóa các khu vực ven nội thành diễn ra nhanh chóng, hàng loạt các xu hướng hội nhập, toàn cầu và các nhu cầu thực tiễn tại Thành phố được đặt ra cần xem xét lại quy hoạch chung xây dựng Thành phố và đặt trong mối quan hệ với quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà TPHCM là động lực, mở rộng thành phố theo hướng đa vệ tinh, nhiều vành đai, phát triển không gian đô thị, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường.

Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố lần 2 được Thủ tướng phê duyệt (Quyết định số 24/QĐ-TTg tháng 06/01/2010) xác định rõ 930 ha (CBD) lõi trung tâm, làm tiền đề hình thành các đô thị vệ tinh sau này, thành phố Thủ Đức (tức thành phố phía Đông) là một ví dụ. Tuy nhiên mới chỉ là bước khởi phát mang tính pháp lý còn các tiền đề vật chất để làm cho các vệ tinh trở thành đô thị mới tương tác với khu vực trung tâm trong phát triển kinh tế còn bỏ ngõ.

TPHCM có diện tích tự nhiên khá lớn 2100 km2, nhưng giữa trung tâm và các vệ tinh của nó vẫn còn khoảng cách. Cần xác định cân đối theo một tỷ trọng hợp lý giữa đất đô thị và đất nông thôn, kết nối hài hòa giữa diện mạo đô thị trung tâm cũ với các vệ tinh mới, giữa việc giữ gìn các giá trị bản sắc đặc trưng với các giá trị kiến trúc mới, điều hòa, điều tiết các nguồn lực trong việc xây dựng đô thị vệ tinh mới (tức đang đô thị hóa) và cải tạo đô thị cũ tức trung tâm hiện hữu (đã đô thị hóa) theo định hướng quy hoạch chung của TPHCM. Ai? Thiết chế nào? Đảm đương được việc này.

Những nút thắt của chức danh KTST trước đây

KTST là một thiết chế khá phổ biến của các đô thị trên thế giới trong suốt quá trình đô thị hóa từ điểm dân cư tập trung cho đến khi trở mình thành đô thị với nhiều cấp độ nhỏ, vừa, lớn và cực lớn. KTST có nhiệm vụ tư vấn tham mưu cho chính quyền thành phố trong việc lập và phê duyệt quy hoạch đô thị (QHĐT), định hướng sự phát triển bền vững.

Ở giai đoạn hiện thực hóa QHĐT, nó kiến tạo một diện mạo đô thị, xây dựng một phong cách kiến trúc đặc trưng kết hài hòa giữa hiện đại và truyền thống thích ứng với lối sống và nền tảng sản xuất của một đô thị và trong tương lai thích ứng linh hoạt với những biến đổi khí hậu, bảo vệ được môi trường sống có năng lực phòng chống thiên tai và dịch giã. Bên cạnh đó KTST cũng tư vấn, phản biện giúp TP để tạo ra một công cụ quản lý đó là quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc, xây dựng trong suốt chu kỳ quy hoạch có hiệu lực.

Trước đây, TPHCM có chức danh KTST sau 9 năm (1993 – 2002) hoạt động không hiệu quả đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Có nhiều nguyên nhân từ nhận thức đến hành động, trong giới hạn bài tham luận này chỉ đi vào tìm kiếm nguyên nhân nội tại từ chức danh KTST mà thôi.

Chưa minh định được vai trò của Văn phòng KTST là một cơ quan hành chính hay sự nghiệp. Chuyên gia, chuyên viên của VPKTST là công chức hay viên chức, dường như lúc đó VPKTST đóng vai trò của cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) trong việc cấp phép xây dựng, sa đà vào chi tiết của từng công trình đơn lẽ hơn là quan tâm đến quy hoạch tổng thể, thiếu khách quan, minh bạch trong quản lý, mờ nhạt trong việc tư vấn cho chính quyền một phương thức quản trị quy hoạch, kiến trúc và xây dựng dễ dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, phát sinh lợi ích nhóm.

Chưa tròn vai chỉ huy, kết nối các lĩnh vực chuyên ngành và xã hội trong nghiên cứu lập đồ án quy hoạch và chưa điều hòa, điều tiết trong xây dựng đô thị. Thật vậy đồ án quy hoạch đô thị phải tích hợp nhiều đồ án chuyên ngành khác về sử dụng đất, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị, điện, nước, thoát nước PCCC … Chức danh KTS trưởng phải kết nối và đóng vai trò nhạc trưởng điều phối được các hoạt động của những nội dung này. Mặc khác KTST phải đảm bảo kết nối giữa chuyên ngành với chính quyền, nhân dân

>> Quy hoạch đô thị cần tư duy đổi mới

>> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chính phủ quyết nghị khởi công xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM vào 30/6/2023

Một thực tế đáng buồn trước đây là VPKTST thiếu các thiết chế cần thiết để hoạt động (không có cơ sở vật chất, thiếu luật chuyên ngành về quy hoạch, kiến trúc, chưa có các trung tâm hỗ trợ dữ liệu …) nên dễ bị chi phối bởi các cá nhân có quyền lực, hoặc tư duy nhiệm kỳ. Nên có lúc được giao quyền hạn như một cơ quan sử dụng quyền lực nhà nước, làm cho vai trò phản biện và vị thế độc lập của mình trở nên mờ nhạt.

Kết luận 

Thành phố đang trở mình thành một đô thị cực lớn, đặc biệt, có diện tích 2100 km2. TPHCM đa chức năng giữ vai trò đầu tàu kinh tế, văn hóa, xã hội cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có khả năng cạnh tranh với các đô thị khác trong khu vực Đông Nam Á. Thiết chế và chức danh KTS trưởng sẽ kiến tạo cho nó một diện mạo đô thị đặc trưng, một cơ địa khỏe mạnh, thay cho nó một tấm áo mới phù hợp với tầm vóc của nó.

Không phải đô thị nào cũng có chức danh KTST, tùy vào quy mô, tính chất đầu tàu và nguồn lực của địa phương. Ở Việt Nam thì Hà Nội và TPHCM là 2 thành phố hội đủ các điều kiện về cơ hội và thách thức để hình thành chức danh KTST và các thiết chế theo nó.

Thành phố đang trở mình thành một đô thị cực lớn, đặc biệt, có diện tích 2100 km2. TPHCM đa chức năng giữ vai trò đầu tàu kinh tế, văn hóa, xã hội cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có khả năng cạnh tranh với các đô thị khác trong khu vực Đông Nam Á.

TPHCM đa chức năng giữ vai trò đầu tàu kinh tế, văn hóa, xã hội cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có khả năng cạnh tranh với các đô thị khác trong khu vực Đông Nam Á.

TPHCM có cả 2 đặc điểm của đô thị cũ và mới. Có khu vực, địa bàn đã đô thị hóa và có khu vực, địa bàn đang trong quá trình đô thị hóa. Có các giá trị kiến trúc cần giữ gìn và có thu dung phong cách kiến trúc mới, hiện đại. Rõ ràng TPHCM đang lớn và rất lớn, cần lắm một bàn tay vô hình (tức các quy luật phát triển tự nhiên của đô thị) để lôi cuốn, thu hút FDI, mọi nguồn lực khác … và một bàn tay hữu hình (tức thể chế, thiết chế, quy chế…) để uốn nắn dạy dỗ, dinh dưỡng kiến tạo diện mạo đẹp, cơ địa khỏe đủ sức cạnh tranh, tương khít với nền sản xuất bền vững, môi trường đô thị đáng sống, thích ứng an toàn với những biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh trong tương lai.

Trong Quy hoạch TPHCM cần làm rõ 2 nội hàm quy hoạch cải tạo khu vực đô thị cũ và quy hoạch xây dựng khu vực đô thị mới để tránh sự chồng chéo chức năng trong quản lý tạo ra những nút thắt, kiềm hãm sự phát triển của cả 2 khu vực cũ và mới, chưa kể đến việc đầu tư dàn trải không hiệu quả. Các cơ quan QLNN không đủ sức và lực để tham mưu khách quan cho chính quyền thực hiện nội dung này.

Thiết chế KTST trước đây chưa thật sự tròn vai. KTST không phải là một cơ quan quản lý nhà nước, nó phải là một thiết chế có vai trò độc lập xuyên suốt mang tính đặc thù trong suốt quá trình tăng trưởng của đô thị và nó chỉ chấm dứt vai trò khi Thành Phố đã hoàn chỉnh các hạ tầng cơ sở (xã hội, kỹ thuật) của chính nó. Vấn đề là hình thức nào để tái lập thiết chế và chức danh này. Đô thị đặc biệt khi xây dựng mô hình chính quyền đô thị thì không thể không tái lập lại chức danh và  thiết chế KTST, nó chính là công cụ thông minh để xây dựng và quản trị các công trình hạ tầng cơ sở cũng như kiến tạo diện mạo của đô thị.

Đô thị đặc biệt khi xây dựng mô hình chính quyền đô thị thì không thể không tái lập lại chức danh vàp/thiết chế KTST, nó chính là công cụ thông minh để xây dựng và quản trị các công trình hạ tầng cơ sở cũng như kiến tạo diện mạo của đô thị

Đô thị đặc biệt khi xây dựng mô hình chính quyền đô thị thì không thể không tái lập lại chức danh và thiết chế KTST, nó chính là công cụ thông minh để xây dựng và quản trị các công trình hạ tầng cơ sở cũng như kiến tạo diện mạo của đô thị

Nhận diện cho chức danh KTST và các thiết chế theo nó

Tính chất: Có tính chất phục vụ sự nghiệp : phụng sự cho TP việc lập và thực hiện quy hoạch đô thị theo định hướng phát triển bền vững của TP, từ đó có thể hiểu các chuyên gia và con người hoạt động trong thiết chế KTST được nhìn nhận như một viên chức nhà nước.

Có tính độc lập tương đối do Quốc hội hoặc ủy quyền cho HĐND địa phương quyết định thành lập do yếu tố đặc thù. không bị chi phối bởi các cơ quan quản lý nhà nước, không chịu tác động bởi các nguồn cung xã hội, bởi cá nhân quyền lực và tư duy nhiệm kỳ. Nếu vị trí của chức danh KTST thuộc về chức danh cá nhân thì phải có mối liên hệ đặc biệt, chặc chẽ với chức danh Chủ tịch UBNDTP (Thị trưởng) và có cơ chế kiểm soát quyền lực.

Vai trò: Chỉ huy trưởng trong việc tạo ra các sản phẩm nghiên cứu tức QHĐT; Tổng công trình sư trong suốt quá trình xây dựng hiện thực hóa QHĐT; Giữ quyền Tài phán chuyên môn đối với các cơ quan QLNN và nhà đầu tư trong việc thực hiện quy chế quản lý đô thị xuyên suốt chu kỳ QHĐT có hiệu lực. Hỗ trợ giải pháp và biện pháp (mang tính kỹ thuật) chế tài cho các cơ quan quản lý nhà nước

Chức Năng: Kết nối, Tư vấn, Phản biện, Giám sát, Tham vấn chính quyền… trong suốt cả quá trình lập, điều chỉnh phê duyệt QHĐT và xuyên suốt giai đoạn hiện thực hóa đồ án quy hoạch … xây dựng, giám sát các cơ quan QLNN và mọi nguồn lực xã hội trong việc chấp hành quy chế quản lý quy hoạch, đất đai, xây dựng, kiến trúc trong suốt chu kỳ quy hoạch đô thị có hiệu lực. Riêng phần kết nối có nhiều nội dung :

Kết nối điều hòa, điều tiết các mặt công tác giữa Nhà nước (pháp lý) – Nhà chuyên môn (kỹ thuật) trong nghiên cứu và lập đồ án QHĐT và thực hiện quy chế QLĐT. Kết nối giữa các nhà chuyên môn về QHĐT với các nhà chuyên môn của các lĩnh vực chuyên ngành khác như văn hóa, xã hội học, sử học, thiên văn, địa lý, tâm lý học, sinh học, hạ tầng kỹ thuật, giao thông … trong việc xác lập các nội dung và thành phần trong các đồ án của QHĐT (QH cải tạo và QH xây dựng mới). Kết nối điều hòa các nguồn lực trong phát triển các công trình, các thành phần, hạng mục đô thị trong suốt thời gian có hiệu lực của QH …  

Nguồn lực cho chức danh KTST gồm Chủ tịch UBNDTP hoặc PCT Đô Thị hoặc Trưởng Ban Đô Thị của HĐND TP đảm đương chức danh KTST (xin khẳng định không phải Ban Chỉ Đạo); Hoặc chọn cá nhân am tường về chuyên môn, chính trị và quản lý nhà nước, tất nhiên là có gộp những tiêu chí thuộc về đạo đức, phẩm chất chính trị … và những tiêu chí khác theo qui định...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thiết chế kiến trúc sư trưởng trong quản lý đô thị tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713242259 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713242259 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10