Thiếu quỹ đất công nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Tình trạng thiếu quỹ đất công nghiệp hiện nay đang diễn ra ở nhiều tỉnh thành, tập trung chính tại các tỉnh Đông Nam Bộ. Điều này đang hạn chế nguồn vốn đầu tư FDI đến Việt Nam.

Theo báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp từ nước ngoài trong năm 2022, Đồng Nai đã không còn ở trong Top 5 địa phương thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất cả nước. Thay vào đó các tỉnh thành đang dẫn đầu gồm: TP HCM, Bình Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng.

 Khu Công nghiệp Hiệp Phước, giai đọan 2 đã làm xong hạ tầng nhưng không tiếp tục cho thuê được do vướng mắc về định giá cho thuê đất. Ảnh: VOV

Khu Công nghiệp Hiệp Phước, giai đọan 2 đã làm xong hạ tầng nhưng không tiếp tục cho thuê được do vướng mắc về định giá cho thuê đất. Ảnh: VOV

Lỡ nhiều dự án lớn

Dựa trên thống kê cho thấy quỹ đất công nghiệp dành cho các doanh nghiệp thuê xây dựng nhà máy thiếu hụt thường rơi vào khoảng diện tích 5-10 ha. Thực tế, tại tỉnh Đồng Nai có 40 KCN với diện tích gần 19.000 ha đã được Chính phủ phê duyệt, trong đó 32 KCN với diện tích hơn 10.000 ha đã thành lập với tỷ lệ lấp đầy đạt 85%; Có 8 KCN được phê duyệt mới gồm Cẩm Mỹ, Phước Bình 2, Sông Nhạn, Long Đức 2, Phước Bình... nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc nên quỹ đất phát triển công nghiệp cho thuê ngày càng khan hiếm.

Có thể nhắc đến câu chuyện của Tập đoàn Lego trong thời gian vừa qua, suốt 3 năm chờ đợi nhưng không có đủ diện tích đất công nghiệp tại Đồng Nai nên đã dời dự án về Bình Dương. Do thiếu quỹ đất, Đồng Nai tiếp tục “đánh rơi” hàng tỷ USD đầu tư vào các KCN của các tập đoàn lớn như Aeon, Pandora, De Heus…

Với TP.HCM, trong năm ngoái thành phố này đã ghi nhận được tổng đầu tư FDI là 4,33 tỷ USD. Nhiều hạn chế được giải thích cho vấn đề hạn chế khả năng thu hút vốn FDI được chỉ ra như hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, chưa đấp ưng nhu cầu nhà đầu tư nước ngoài. Vấn đề cốt yếu về quỹ đất, Thành phố hiện cũng đang bị thiếu hụt nguồn quỹ đất công nghiệp dành cho các dự án lớn và dự án có ngành nghề mới.

Ông Huỳnh Thành Chung – Tổng Giám đốc KCN Minh Hưng – Sikico (tỉnh Bình Phước) cho rằng, Bình Phước là nơi đang có tiềm năng và lợi thế lớn nhưng kế hoạch sử dụng và quy hoạch đất thì không có nhiều. Mặc dù ông muốn có thêm quỹ đất để phát triển KCN nhưng còn dựa trên chỉ tiêu của Chính phủ và sự phân bổ của địa phương.

Ông Chung cho biết, có hai lý do cần phải tăng quỹ đất công nghiệp cho Bình Phước. Đầu tiên là một số địa phương có xu hướng di chuyển các nhà máy trong khu dân cư vào KCN. Tiếp đó, phải có tầm nhìn xa về quỹ đất phát triển công nghiệp. Ông đưa ví dụ, khi có đối tác nước ngoài cần dự án KCN khoảng 30 – 50 ha, để đáp ứng diện tích có sẵn thì đa phần không có, đôi khi phải chấp nhận việc mất nhà đầu tư.

Bổ sung giải pháp kịp thời

Ông Nguyễn Hữu Nguyên - Giám đốc Sở KH&ĐT Đồng Nai cho biết, tỉnh đang hướng tới việc thu hút đầu tư các dự án kinh tế thân thiện môi trường, chiếm ít diện tích đất cũng như nhân công để hướng đến nền công nghiệp xanh. Các dự án để xây dựng tuyến Vành đai 3, Vành đai 4 TPHCM, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu cũng đang được thực hiện để tạo ra sức hút riêng cho tỉnh. Tỉnh Đồng Nai đã đưa ra một số giải pháp như thành lập tổ công tác đi ghi nhận tại từng địa phương để tháo gỡ các vướng mắc tại các dự án KCN mới.

Về phía TP.HCM cũng đã kiến nghị lên Thủ tướng để điều chỉnh quy hoạch các KCN, bổ sung KCN Phạm Văn Hai 1, Phạm Văn Hai 2 với tổng diện tích là 600 ha để phát triển các ngành điện tử, công nghiệp phụ trợ…

Ngoài các vấn đề vi mô về thiếu hụt nguồn cung quỹ đất, vấn đề vĩ mô về rủi ro suy thoái toàn cầu cũng là một thách thức lớn khiến nguồn vốn FDI chậm lại trong năm 2023. Tuy nhiên Việt Nam vẫn có những yếu tố hấp dẫn riêng như xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam hay khả năng giữ giá tốt hơn của VND. Bên cạnh đó, khi so sánh với giá thuê đất KCN tại các nước ASEAN, giá thuê đất KCN tại Việt Nam vẫn ở mức thấp, thấp hơn tỷ lệ khoảng 30-36% so với Indonesia và Thái Lan.

Ở góc độ tư vấn chính sách, ông David Jackson, Giám đốc điều hành Công ty Colliers Việt Nam khuyến nghị, Việt Nam cần phát triển KCN theo hướng sinh thái. Các địa phương nên có cơ chế thường xuyên cập nhật tình hình phát triển KCN, chính sách phát triển, cách làm hay… để cùng nhau phát triển, tạo thành hệ thống đồng bộ.

Mỗi địa phương cần tận dụng tốt ưu thế của từng tỉnh, thành phố, tạo sự hài hòa trong quá trình phát triển liên vùng, đóng góp tích cực vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thiếu quỹ đất công nghiệp tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713989571 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713989571 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10