Thiếu thuốc - thiếu từ chính lòng người

Diendandoanhnghiep.vn Ngành Y tế hiện nay nếu còn nói thêm gì nữa, chỉ có thể cho ngành này thêm bệnh mới là “bệnh than”.

>> Giải tỏa “khủng hoảng” xã hội hóa ngành y tế: Tách bạch công tư dịch vụ y tế

Một số người trong cuộc đang “đắp chăn”, hình dung dần về cái còng số 8, áo kẻ sọc, và nguy cơ có thể thành “củi” trong tương lai.

Hiện tại, người dân không muốn nghe thêm những lời than vãn nữa. Người ốm đang cần thuốc, trang thiết bị y tế để chữa trị. Bác sĩ, nhân viên y tế cũng vậy, họ không thể chiến đấu, chiến thắng bệnh tật cứu chữa người bệnh bằng tay không.

Nếu bệnh viện là chiến trường, bệnh tật của người dân là kẻ thù, sinh mạng, sức khỏe của người dân là chiến thắng; thì bác sĩ cần thuốc, thiết bị y tế như người lính cần vũ khí để chiến đấu. Bác sĩ không thể phẫu thuật, chiếu chụp, chữa trị cho người bệnh bằng... sức mạnh tinh thần được.

ggg

Bác sĩ, nhân viên y tế đã nỗ lực vượt bậc trong giai đoạn COVID-19 hoành hành. Ảnh: Quốc Tuấn

Khó khăn, thách thức ai cũng hiểu, người dân chia sẻ, thông cảm cả đấy. Nhưng bệnh tật thì không biết thông cảm. Nó cứ hùng hục tấn công, gây đau đớn, cướp đi sức khỏe, tính mạng của người bệnh trong sự bất lực của nhân viên y tế khi không có đủ thuốc men, thiết bị.

Nỗi đau khi mang kiến thức đầy mình mà nhìn thấy chết không cứu được là nỗi đau ám ảnh của bác sĩ. Hãy nhìn xem trên đường xe cứu hỏa, xe cấp cứu được ưu tiên bởi vì sao - vì đó là công việc cứu người. Mọi người nhường đường, xe được vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều để có thể nhanh nhất cứu được tính mạng con người. Vậy tại sao việc thiếu thuốc, thiếu trang bị thiết bị có thể làm chết nhiều người hơn lại chưa được ưu tiên tương xứng?

Thủ tướng Phạm Minh Chính cấp tốc ra thông cáo báo chí với các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành Y.  Theo đó, cần chấn chỉnh ngay bộ máy cơ cấu tổ chức. Ai “dính chàm” đợi ngày vào “lò” thì xếp riêng ra, đội ngũ kế cận xin hãy tiến lên đừng sợ nữa. Mỗi sự sợ sệt, chần chừ là bậc thang dẫn đến ngưỡng hèn nhát, khác với lời thề của nghề Y, thì đó chính là tội ác.

>> Ngành Y tế và cuộc đại phẫu không thuốc tê

>> Nỗ lực kiểm soát giá cả: Ngành y tế có lấy lại được niềm tin?

Để đến cơ sự hiện tại của ngành Y, một phần lỗi đến từ số nhỏ người dân. Họ nhanh chóng quên đi công sức của đội ngũ Y tế đã hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân trong quãng cao điểm của dịch bệnh COVID-19. Những con sâu to, sâu chúa đến sâu nhỏ làm hỏng cả ngành Y, mất đi niềm tin của nhân dân, nên họ xả sự bức xúc của mình bằng cách gây áp lực, từ mạng xã hội đến ngoài đời thực, làm đội ngũ ngành Y giờ như “con chim đã phải tên nhìn cành cong cũng thấy sợ”, để rồi, có đến 34/63 sở y tế, 21/39 bệnh viện tuyến Trung Ương… báo cáo thiếu thuốc.

Bên cạnh đó, một số người dân trên cộng đồng mạng quá cảm tính - khi tả, khi hữu, lúc thì ca ngợi lên mây, lúc thì đạp xuống bùn đen, cắn xé dã man bằng ngôn từ hiểm độc, khát máu, dã man. Họ tự cho mình là quan tòa kết án trong khi chỉ hớt váng thông tin hay nghe hơi bắc nồi chõ. Xin người dân hãy lên tiếng khi cần, tạo dư luận, thậm chí áp lực khi cần, nhưng khôn ngoan, tỉnh táo, đừng vội “ném chuột” làm vỡ tan chiếc bình quý giá của ngành Y.

Cán bộ y tế ngoài bản lĩnh, kiến thức, trình độ giờ cần thêm sự dũng cảm. Hãy nhớ rằng, việc làm ích lợi cho đất nước, nhân dân, không có tư lợi cá nhân nhất định sẽ được ghi nhận. Chưa được tôn vinh ngay, thì ít nhất cũng để làm sạch tâm hồn, không hổ thẹn với lương tâm, trách nhiệm của người thầy thuốc “lương y như từ mẫu”, không làm trái lời thề Hippocrates.

ff

Ngành Y tế đang khủng hoảng vì thiếu thuốc, thiết bị y tế. Ảnh: Quốc Tuấn

>> “Lò” tham nhũng cháy ở ngành Y tế (Bài 1): Phát súng lệnh vào "thành trì"

>> “Lò” tham nhũng cháy ở ngành Y tế (Bài 2): Lộ diện … phần chìm của tảng băng

>> “Lò” tham nhũng cháy ở ngành Y tế (Bài 3): Kẽ hở từ “miếng bánh” đấu thầu

>> “Lò” tham nhũng cháy ở ngành Y tế (Bài cuối): Trả giá vì quên lời thề y đức

Ngành Y khó khăn, khủng hoảng có cả nguyên nhân khách quan, vấn đề là khó khăn nào cũng có cách khắc phục. Cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác mở ra. Dù chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng các công ty dược cũng bội thu nhờ bán thuốc trong đại dịch. Họ đầu tư thêm nhiều dây chuyền, thiết bị mới nâng cao sản lượng. Nên tổ chức đấu thầu, công khai minh bạch, mạnh mẽ, quyết liệt thì mới giải quyết được vấn đề thiếu từ lòng người thiếu đi này.

Một phần nữa là do áp lực từ nguy cơ lạm phát, tiền mất giá trong khi đồng USD tăng giá trị, dẫn đến giá thuốc bị tăng thêm do tỷ giá USD thay đổi. Các hãng dược trên thế giới đều được Luật Dược bảo hộ độc quyền sáng chế thuốc mới trong khoảng hàng chục đến vài chục năm. Khi hết bảo hộ thì các hãng dược khác mới được phép tiếp cận sản xuất thuốc có cùng hoạt chất (generic). Do vậy thuốc mới giá rất cao để có lãi, bù vào chi phí nghiên cứu, sáng chế, thử nghiệm. Khó đầu thầu đấy nhưng khó cũng phải làm.

Nguyên nhân cốt yếu từ chủ quan đó là con người, bây giờ không ai dám đứng ra quyết định, chịu trách nhiệm. Trung ương thì e dè, địa phương thì lúng túng, cho dù Chính phủ đã mở đường, xé rào như xóa bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết cho việc cấp phép nhập khẩu, lưu hành thuốc.

Cán bộ Y tế hãy cứ lo cho tính mạng, sức khỏe nhân dân, hãy tự tin “cây ngay không sợ chết đứng”, mạnh dạn quyết liệt thực hiện đúng chỉ đạo, đẩy nhanh tốc độ đấu thầu mua sắm, thuốc, trang thiết bị, sinh phẩm y tế.

Bao nhiêu người bệnh đang ngóng trông, xin đừng để thiếu thuốc bắt nguồn từ việc thiếu trong chính lòng người. Người bệnh thiếu thuốc đang chờ sự dũng cảm của lãnh đạo ngành Y.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thiếu thuốc - thiếu từ chính lòng người tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713505047 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713505047 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10