Thông cảm với cái sai thành thông đồng cái ác

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam nổi tiếng thế giới về trật tự trị an, an ninh chính trị. Khách nước ngoài yên tâm khi sang Việt Nam sẽ không có khủng bố, bạo động, nhưng họ lại rất sợ khi tham gia giao thông.

>> Thuế nhập khẩu ô tô có thể là "thủ phạm" giây nhiều tai nạn giao thông

Hôm trước tôi chở người bạn Nhật đi chơi, ông ấy rú lên sợ hãi khi thấy trên đường một chiều phần đường cho xe ô tô, bỗng vèo một chiếc xe máy chạy ngược chiều sát sạt xe mình.

Sau phút sợ hãi, ông ấy nói: Giao thông ở Việt Nam không có trật tự gì cả. Ở Nhật đi sai như thế nếu chẳng may va chạm tử vong, toàn bộ thiệt hại người đi sai phải bồi thường. Lấy bảo hiểm ra mà đền bù, không thì người nhà, người thân phải có trách nhiệm đền bù tổn thất cho người bị hại. Người Nhật lên xe là tăng tốc, lái vù vù trong phần đường của mình nhưng rất an toàn.

Ở Việt Nam không hiểu từ bao giờ có luật bất thành văn khi tham gia giao thông là: Xe to đền xe nhỏ, ô tô thì đền xe máy, xe máy đền xe đạp, đi bộ…, cho dù xe nhỏ hay đi bộ đi sai rành rành.

Điều này có thể bắt nguồn từ sự nhân văn, người đi ô tô thường là người có điều kiện kinh tế, gặp tai nạn thì cũng chỉ hỏng phương tiện, không thiệt hại về người. Không may gặp hạn, đền bù cũng chỉ là “của đi thay người”. Người đi xe máy phần lớn ít có điều kiện hơn, gặp tai nạn thì bị đau, thương tật, do đó, việc đền bù là cho thỏa đáng về mặt “tình”, xuề xòa đi về mặt “lý”.

Thói quen ấy tồn tại lâu dài tạo thành thói xấu, sự ỷ lại “luật bất thành văn” thành ra hành xử kiểu Chí Phèo. Ta cứ đi thế đấy, ô tô phải tự biết tránh mình nếu không muốn “gặp hạn” động vào phải đền, chịu “ăn vạ”. Người lái xe ô tô thì ngại phiền phức với tâm lý “tránh voi chả xấu mặt nào”, xử lý được việc cho xong.

Vụ tai nạn giữa chiếc xe bán tải với một xe máy đi ngược chiều trên đại lộ Thăng Long khiến 1 phụ nữ tử vong. (Ảnh: VOV)

Hiện trường vụ tai nạn giữa chiếc xe bán tải với một xe máy đi ngược chiều trên đại lộ Thăng Long khiến 1 phụ nữ tử vong. Ảnh: An ninh Thủ đô.

Chính cách giải quyết này bắt nguồn cho những cái chết thương tâm như người phụ nữ đi xe máy đi ngược chiều trên Đại lộ Thăng Long tối 8/5/2022 va chạm với xe bán tải, cùng nhiều cái chết khác trước đó.

Khổ cho người lái xe ô tô “chờ được vạ thì má đã sưng”, để chứng minh được mình đi đúng cần thủ tục thời gian xác minh, phương tiện thì bị tạm giữ, áp lực từ gia đình nạn nhân. Mặc dù văn bản pháp luật giao thông đường bộ đứng về phía họ, nhưng vẫn còn đó nỗi ám ảnh mỗi khi cầm vô lăng sau này, những tổn thương vô hình về tâm lý mà người lái xe phải gánh chịu…

Thiết nghĩ, giải pháp cho vấn nạn coi thường tính mạng bản thân và người khác này là: Sử dụng công nghệ, camera giám sát cần lắp ở các vị trí dễ dàng kiểm soát, các ô tô lắp camera hành trình hồng ngoại, quay được cả ban đêm, làm bằng chứng chứng minh cho lẽ phải. Lực lượng chấp pháp làm đúng theo luật, xử lý hàng loạt vụ việc tương tự, đưa lên truyền thông tuyên truyền.

Xin hãy làm thật nghiêm, để bất cứ ai có ý định chạy xe máy ngược chiều, sai làn, chạy xe máy vào cao tốc, không đội mũ bảo hiểm, tự ý băng qua cao tốc, đứng cạnh cao tốc vẫy bắt xe, điều khiển phương tiện khi uống rượu bia… phải tuân thủ đúng luật khi tham gia giao thông.

Nhắc lại “điểm đen” nữa trong giao thông Việt Nam đó là các xe tự chế chở vật liệu xây dựng, sắt, tôn xây dựng… thực sự là trông giống như cái bẫy tử thần chạy trên đường. Chỉ cần một cú phanh gấp người đi sau sẽ bị như thế nào, quả là không dám nghĩ tiếp.

Hiện trường xe ba gác chở sắt gây tai nạn cho xe buýt.

Hiện trường xe ba gác chở sắt gây tai nạn cho xe buýt.

Đến xe buýt còn bị đâm tan nát như vụ việc cũng tại Hà Nội mới đây, thì thân người sẽ tới mức nào. Có cháu bé bị xe chở tấm tôn cắt phải mãi mãi ra đi, để lại nỗi đau đớn xót xa cho gia đình ở lại.

Tại sao lại thông cảm với lý do “khó khăn kinh tế”. Nếu cứ thông cảm cho làm sai, làm liều bất chấp luật pháp thì xã hội sẽ loạn, hành xử  “vô pháp vô thiên” là mầm mống tai họa cho đất nước.

Câu chuyện buồn này sẽ vẫn còn chương tiếp theo với danh sách nạn nhân dài thêm nếu cơ quan quản lý nhà nước cùng lực lượng hành pháp không nghiêm khắc xử lý các phương tiện, hoán cải, tự chế, vận chuyển không đảm bảo an toàn tự do lưu hành trên phố.

Đừng lấy “mưu sinh” ra làm “lá chắn” bênh vực cho sai trái, “mưu sinh” bằng cách có thể “sát sinh” người khác là việc không thể chấp nhận được. Chưa kể về góc độ kinh tế, đó là tạo ra sân chơi bất công khi anh đầu tư ít, vận chuyển phá giá thị trường, cạnh tranh không lành mạnh với các cơ sở làm ăn chân chính, đúng luật. Hãy đặt mình vào vị trí người nhà của các nạn nhân để thấu hiểu nỗi đau của họ. Thông cảm với cái sai là thông đồng với cái ác.

Cần làm mạnh, làm nghiêm, xóa bỏ, tịch thu ngay xe tự chế, thu ngay phương tiện vận tải cùng hàng hóa nếu không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Có như thế, tính thượng tôn pháp luật mới được coi trọng, ý thức tuân thủ pháp luật mới được nâng cao, tạo động lực cho xã hội phát triển lành mạnh, an toàn.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thông cảm với cái sai thành thông đồng cái ác tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711692303 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711692303 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10