Thủ đoạn làm giả thuốc và thực phẩm chức năng thách thức giải pháp phòng ngừa

HẠNH LÊ 23/08/2022 10:59

Thuốc và thực phẩm chức năng là mặt hàng gần như không người dân nào mặc cả; việc kiểm định thuốc giả tốn kém khiến cho việc quản lý, xử lý thuốc và thực phẩm chức năng giả khó khăn hơn.

>>>Thuốc giả và tội ác

Hệ luỵ lớn từ vấn nạn thuốc và thực phẩm chức năng giả

Phát biểu tại hội thảo “Thuốc và thực phẩm chức năng giả: Hiện trạng và giải pháp” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với phối hợp với Trung tâm Công nghệ chống hàng giả Việt Nam tổ chức sáng nay (23/8), bà Lê Thị Thu Thủy - Phó Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp (VCCI) cho biết: thời gian qua tình hình làm giả thuốc và thực phẩm chức năng ngày một gia tăng do lợi dụng kẽ hở đứt gãy chuỗi cung ứng, nhu cầu hàng hóa tăng cao. Các thuốc và thực phẩm chức năng giả được làm ngày một tinh vi với công nghệ cao, rất khó phân biệt với thuốc thật. Trong khi đó, các giải pháp chống lại vấn nạn này đến nay vẫn chưa có hiệu quả cao.  

Các doanh nghiệp ngành dược và thực phẩm chức năng tham gia hội nghị mong muốn tìm kiếm giải pháp bảo vệ sản phẩm trước vấn nạn hàng giả (ảnh: Quốc Tuấn)

Các doanh nghiệp ngành dược và thực phẩm chức năng tham gia hội nghị mong muốn tìm kiếm giải pháp bảo vệ sản phẩm trước vấn nạn hàng giả (ảnh: Quốc Tuấn)

Chia sẻ thêm về vấn nạn này, ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, với những mặt hàng giả nói chung ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng nhưng thuốc và TPCN để lại nhiều hệ luỵ.

Với người tiêu dùng, thuốc và TPCN không rõ nguồn gốc ảnh hưởng trực tiếp tính mạng, sức khoẻ, quyền lợi người tiêu dùng. Bỏ tiền thật mua thuốc giả, người dân không chỉ tước mất đi cơ hội chữa bệnh, hồi phục sức khoẻ của mình mà còn “rước” thêm bệnh. Với những doanh nghiệp làm ăn chân chính, ảnh hưởng hoạt động nghiên cứu sản xuất. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, hàng giả ảnh hưởng uy tín đất nước bởi trong các FTA, vấn đề sở hữu trí tuệ được đặt lên hàng đầu. Sự xuất hiện tràn lan của hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ sẽ khiến các doanh nghiệp uy tín trong ngành dược trên thế giới dè dặt khi đầu tư vào Việt Nam với tâm lý lo ngại không được bảo vệ quyền lợi tốt.

Tính đến thời điểm này, theo ông Nguyễn Đức Lê, đến nay, cơ quan quản lý thị trường đã kiểm tra 30.527 vụ; trong đó đã xử lý 17.000 vụ, 54 vụ chuyển cơ quan điều tra. Tuy nhiên, số liệu này chỉ là bề nổi; việc kiểm tra và xử lý còn gặp khó khăn do tình trạng cửa hàng phi thương mại - nhà thuốc trên mạng xuất hiện rất nhiều khiến việc kiểm soát kênh phân phối rất khó khăn.

Nhập khẩu hàng giả từ nước ngoài

Đề cập đến các phương thức thủ đoạn của các đối tượng sản xuất kinh doanh thuốc và TPCN giả, ông Nguyễn Đức Lê: quy luật sản xuất kinh doanh thuốc và TPCN giả không theo quy luật truyền thống khi sự phát triển của thương mại điện tử trong dịch Covid-19 khiến khâu lưu thông, sản xuất, nhập khẩu bị xoá nhoà.

“Qua quá trình kiểm tra, chúng tôi nhận thấy, quy mô làm giả đã mở rộng và tinh vi hơn rất nhiều. Trước đây, quy mô hàng giả nhỏ lẻ, cơ sở sản xuất tạm bợ, chủ yếu sản xuất thủ công, có thể dùng công nghệ xoong nồi để sản xuất mỹ phẩm thì hiện nay, rất nguy hiểm, khi các đối tượng sẵn sàng đặt sản xuất hàng giả từ nước ngoài, vận chuyển về Việt Nam tiêu thụ. Việc phát hiện rất khó, đơn vị có tờ khai nhập khẩu” - ông Nguyễn Đức Lê nói.

Phó Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Đức Lê chia sẻ tại hội nghị (ảnh: Quốc Tuấn)

Phó Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Đức Lê chia sẻ tại hội nghị (ảnh: Quốc Tuấn)

Nguyên nhân của thực trạng trên, đại diện lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường khẳng định: có mặt hàng duy nhất người dân không mặc cả là thuốc. Chưa kể ý thức người dân chưa cao, thường mua theo trào lưu hoặc tự mua không cần đơn, mua theo quảng cáo một cách dễ dàng nên khó phân biệt thật giả. Vì nhuận khủng nên các đối tượng sẵn sàng làm giả, dễ bán, bán nhanh.

Với cơ quan chức năng, khó khăn đến từ việc giám định thuốc và TPCN giả cần kinh phí quá lớn. Hiện chi phí giám định mỗi chỉ tiêu đã mất mấy triệu, mỗi mẫu sản phẩm phải giám định từ 4 - 5 chỉ tiêu mất hơn 20 triệu mới đánh giá được. Trong khi trên thị trường có hàng trăm ngàn, hàng triệu loại thuốc.

Sự vào cuộc của các hiệp hội, doanh nghiệp chưa cao; lực lượng quản lý thị trường chưa đào tạo sâu về thuốc và TPCN, sự thiếu phối hợp của cơ quan chức năng… cũng là những rào cản khiến việc kiểm tra, xử lý chưa triệt để.

Từ thực trạng trên, ông Nguyễn Đức Lê kiến nghị cần có sự tham gia tích cực của Bộ Y tế và bộ ngành; các hiệp hội và doanh nghiệp tham gia quyết liệt hơn bằng việc áp dụng công cụ giải pháp xác định truy xuất nguồn gốc. Đặc biệt, khuyến nghị doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến nhất có hệ thống nhận diện để dễ dàng phát hiện và ngăn ngừa hàng giả. Người tiêu dùng nâng cao ý thức sử dụng thuốc để “triệt tiêu” cơ hội làm giả, thu lợi bất chính.

Có thể bạn quan tâm

  • Công lý nào cho những bệnh nhân dùng thuốc giả VN Pharma?

    Công lý nào cho những bệnh nhân dùng thuốc giả VN Pharma?

    05:10, 23/05/2022

  • Vụ VN Pharma: “Nhái” cả thuốc giả để bán cho người bệnh

    Vụ VN Pharma: “Nhái” cả thuốc giả để bán cho người bệnh

    00:02, 13/05/2022

  • Chấn chỉnh vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng

    Chấn chỉnh vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng

    19:55, 26/07/2022

  • Bộ Y tế: Nhập nhèm trong đơn thuốc có thực phẩm chức năng là sai sót về quy trình, nghiệp vụ

    Bộ Y tế: Nhập nhèm trong đơn thuốc có thực phẩm chức năng là sai sót về quy trình, nghiệp vụ

    19:00, 04/07/2022

  • Kê thực phẩm chức năng kèm thuốc ở BV Bệnh Nhiệt đới TW là

    Kê thực phẩm chức năng kèm thuốc ở BV Bệnh Nhiệt đới TW là "sai sót"

    18:00, 04/07/2022

  • Tránh xa thực phẩm chức năng quảng cáo trị dứt điểm bệnh

    Tránh xa thực phẩm chức năng quảng cáo trị dứt điểm bệnh

    11:00, 20/04/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thủ đoạn làm giả thuốc và thực phẩm chức năng thách thức giải pháp phòng ngừa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO