Trước nay, các vấn đề liên quan đến thuế khoán đều đòi hỏi hợp đồng, chứng từ, hoá đơn hợp lệ. Nhưng theo cách tính thuế tại Thông tư 40 của Bộ Tài chính thì chỉ người dân là bất lợi.
Người dân cũng như cộng đồng người kinh doanh đang rất thắc mắc trước một số nội dung liên quan đến quy định tại Thông tư 40/2021/TT-BTC (Thông tư 40) hướng dẫn thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh vừa được Bộ Tài chính ban hành.
Theo đó, Bộ Tài chính hướng dẫn cá nhân cho thuê nhà không phát sinh doanh thu đủ 12 tháng trong năm dương lịch, mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN. Doanh thu để xác định số thuế nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế phát sinh cho thuê tài sản.
Tuy nhiên, trong phần ví dụ của điểm này, Bộ Tài chính lại dẫn chứng một trường hợp cho thuê nhà từ tháng 10/2022 đến hết tháng 9/2023 với tiền thuê nhà 10 triệu đồng/tháng, lại phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN do tổng doanh thu tính theo 12 tháng là 120 triệu đồng.
Trước vấn đề này, Tổng cục Thuế đã thông tin rằng, hoạt động cho thuê nhà là hoạt động kinh doanh theo hợp đồng ký kết, thời hạn cho thuê thường là từ 6 tháng đến một năm, nhiều năm. Theo quy định của pháp luật thuế thì hoạt động này sẽ khai thuế theo từng lần phát sinh và có những đặc thù riêng nên cần phải có hướng dẫn cụ thể về khai thuế, tính thuế, nộp thuế để thực hiện nghĩa vụ thuế kịp thời, chống thất thu ngân sách Nhà nước.
Thông tư 40 chỉ quy định về mặt thủ tục hành chính thuế, các nội dung về chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh của cá nhân (GTGT, TNCN) vẫn đảm bảo theo đúng quy định của các Luật thuế có liên quan. Theo đó, cá nhân kinh doanh, bao gồm cả cá nhân cho thuê tài sản có doanh thu từ 100 triệu đồng/ năm trở xuống thuộc diện không phải nộp thuế. Ngoài ra, để giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế do tác động của đại dịch COVID-19, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP. Cụ thể, cá nhân cho thuê tài sản phát sinh thuế TNCN phải nộp trong năm 2021 sẽ chưa phải nộp thuế cho đến ngày 31/12/2021.
Trước nay, các vấn đề liên quan đến thuế khoán đều đòi hỏi hợp đồng, chứng từ, hoá đơn hợp lệ. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì hoàn toàn ngược lại và những người dân có nhà cho thuê hoặc đang đầu tư trong lĩnh vực cho thuê mặt bằng. Cụ thể, các hoạt động kinh doanh bị đình trệ do dịch, sinh viên được nghỉ học, những người dân ngụ cư cũng trở về địa phương trong điều kiện công việc bấp bênh. Như vậy, hợp đồng cho thuê nhà thông thường từ 6 tháng đến một năm như Tổng cục Thuế nêu ra không hoàn toàn đúng với mọi trường hợp.
Một người dân có nhà cho thuê tại khu đô thị Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, việc ký kết hợp đồng cho thuê nhà 6 tháng đến 1 năm chỉ là hợp đồng nguyên tắc giữa hai bên, trong đó vẫn có điều khoản như nếu bên thuê muốn trả nhà thì báo trước 30 ngày và ngược lại. “Thậm chí có khách thuê nhà ở được 1-2 tháng, sau đó không có khả năng tài chính thì cũng buộc phải lấy lại nhà và tìm khách khác. Trong mùa dịch như thế này, nhu cầu thuê nhà không nhiều, nhưng tự nhiên chủ nhà phải chịu thiệt đơn, thiệt kép nếu Thông tư áp dụng”.
Tổng cục Thuế cũng giải thích thêm, trường hợp trong năm cá nhân đã khai, nộp thuế và đến cuối năm tự xác định doanh thu trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì cá nhân được đề nghị xử lý hoàn trả hoặc bù trừ vào số phải nộp phát sinh của kỳ sau theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Cơ quan Thuế triển khai quản lý thuế điện tử đối với cá nhân để đáp ứng việc khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế điện tử. Song, nếu người dân, hộ kinh doanh không đáp ứng đầy đủ, chính xác các tiêu chí về hồ sơ, thủ tục, chứng từ chứng minh thì việc hoàn thuế lại phát sinh một câu chuyện mới. Trước những thắc mắc này, đến nay Bộ Tài chính vẫn chưa chính thức lên tiếng phản hồi để mọi người nắm rõ.
Theo chia sẻ của một chuyên gia tài chính, dịch vụ cho thuê nhà hiện nay không chỉ là tài sản sẵn có của người dân để cho thuê tự phát, mà nó đã phát triển thành một loại hình dịch vụ, làm phong phú đa dạng thêm hoạt động trên thị trường bất động sản. Trong đó, có nhiều người sử dụng đòn bẩy tài chính bằng cách vay tiền ngân hàng đi mua nhà, hoặc thuê đất, xây nhà, làm văn phòng,... cho thuê. Như vậy, doanh thu từ việc cho thuê này còn phải trang trải nhiều chi phí bao gồm cả lãi suất ngân hàng.
“Với kinh nghiệm quốc tế, Luật thuế ở Úc cho phép người cho thuê nhà được trừ đi lãi vay, sau đó mới tính thuế. Điều này nhằm đảm bảo công bằng cho người đầu tư thuê nhà, đồng thời kích thích được sự phát triển của thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, minh bạch”, vị chuyên gia cho biết.
Thực tế đã có rất nhiều trường hợp, người dân mua bán nhà vì né thuế mà trên hợp đồng để một giá, thực tế thoả thuận một mức giá khác. Điều này cũng rất dễ xảy ra với các hoạt động cho thuê nhà nếu quy định tính thuế chỉ theo hướng bất lợi cho dân, có lợi cho cơ quan thuế.
Có thể bạn quan tâm
VECOM: Chủ sàn thương mại nộp thuế cho người bán không khả thi?
16:33, 23/06/2021
Lo ngại quy định chủ sàn nộp thuế hộ người bán
11:10, 23/06/2021
Cần Thơ: 9 doanh nghiệp bất động sản nợ thuế hơn 683 tỷ đồng
10:50, 23/06/2021
Thu thuế qua sàn: Cần nghiên cứu yếu tố kỹ thuật
04:30, 23/06/2021
Doanh thu cho thuê nhà dưới 100 triệu đồng/năm không phải nộp thuế
23:30, 22/06/2021
Thu thuế cho thuê căn hộ chưa công bằng
05:00, 22/06/2021