Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: "Nón che giọt bắn là sáng tạo của các địa phương"

Thy Hằng 05/05/2020 19:35

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn trưởng Hữu Độ cho biết, tiêu chí nhà trường an toàn được đưa ra không có tiêu chí phải đeo nón chống giọt bắn, đây là sự sáng tạo của các địa phương.

Trả lời câu hỏi về việc học sinh phải đeo khẩu trang, nón che giọt bắn ở trường, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn trưởng Hữu Độ cho biết theo báo cáo, đã có 3 đợt tổ chức cho học sinh đi học trở lại, nhưng chủ yếu vẫn là học sinh THPT và THCS. Tỷ lệ học sinh đi học rất cao.

Hình ảnh học sinh đi học trở lại đeo khẩu trang và nón che giot bắn được lan truyền trên mạng xã hội.

Hình ảnh học sinh đi học trở lại đeo khẩu trang và nón che giot bắn được lan truyền trên mạng xã hội.

Quan điểm của Bộ GD&ĐT là “đã đi học phải an toàn”, mà an toàn phải căn cứ vào đánh giá của cơ quan chuyên môn.

Theo đó, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ GD&ĐT, căn cứ theo đó, Bộ GD&ĐT đưa ra khuyến cáo xây dựng tiêu chí đánh giá của nhà trường an toàn, trong đó có một số tiêu chí cứng như: Giữ khoảng cách; đeo khẩu trang; rửa tay; khử khuẩn nhà trường…

“Nhưng không có tiêu chí nào là phải đeo nón chống giọt bắn, đây là sự sáng tạo của các địa phương”, ông Độ cho biết và nói nên làm theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Bộ Y tế chưa khuyến cáo thì địa phương nên cân nhắc để đưa ra khuyến cáo cho phù hợp.

Trước đó, từ hôm qua (4/5), học sinh khối 9 và khối 12 của các địa phương đã trở lại trường trong tình hình dịch bệnh COVID-19. Hình ảnh một số trường cho học sinh đeo khẩu trang và đội nón tấm chắn để an toàn trong lúc học khiến không ít dư luận xôn xao, phản đối.

Trong khi đó, bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm, nội thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), cho rằng đeo nón tấm chắn là không cần thiết, không nên.

"Nón này chỉ dành cho những người chăm sóc trực tiếp bệnh nhân, đối diện với người bệnh, khi họ ho thì có kiếng chắn ngăn giọt bắn bất ngờ. Trong khi học sinh ngồi học cùng hướng, không ảnh hưởng", bác sĩ Trương Hữu Khanh nói.

Trưởng khoa nhiễm nội thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng cho biết, nón tấm chắn này chỉ phù hợp cho học sinh lúc ra chơi, các em vui đùa nhiều khi ho thì người đối diện tránh không kịp. Còn sử dụng suốt và liên tục trong giờ học là điều không nên, thời tiết lại nắng nóng, rồi tấm chắn có khoảng cách sát mặt, khiến tầm nhìn bị ảnh hưởng, nhìn không rõ, mỏi mắt, có khả năng ảnh hưởng thị lực. 

"Đó là chưa kể các em nghịch nhau có thể kiếng tấm chắn bể gãy, sẽ dẫn đến nhiều câu chuyện ngoài ý muốn khác", bác sĩ Khanh nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • TP HCM công bố kế hoạch đi học trở lại của học sinh các cấp

    18:31, 28/04/2020

  • Thủ tướng ban hành Chỉ thị 19: Tiếp tục đóng cửa cơ sở kinh doanh không thiết yếu, học sinh học lệch giờ

    17:58, 25/04/2020

  • Thanh Hóa: Gần 300.000 học sinh náo nức trở lại trường sau nghỉ dịch COVID-19

    17:00, 23/04/2020

  • Hải Phòng: Từ ngày 23/4 cho học sinh đi học trở lại

    23:02, 21/04/2020

  • Học sinh NHG khiến giãn cách xã hội trở nên gần gũi hơn

    16:04, 21/04/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: "Nón che giọt bắn là sáng tạo của các địa phương"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO