Trong khi, vốn ODA đã ngày càng kém hiệu quả bởi lãi suất của Việt Nam không còn được hưởng ở mức như lúc còn là nước thu nhập thấp, thì thủ tục làm chậm giải ngân cũng cộng thêm vào chi phí vốn.
Việc giải ngân vốn ODA còn chậm ở nhiều nơi.
Ông Tạ Viết Đông, Giám đốc Ban quản lý dự án phát triển đô thị và đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hải Phòng cho biết, Dự án thoát nước mưa, nước thải và quản lý chất thải rắn Hải Phòng giai đoạn 1 được triển khai từ năm 2004 đến nay tiến độ rất trì trệ. Nguyên nhân chủ yếu do giải ngân vốn đầu tư công chậm. Hiện nay, vốn ODA của dự án này đang thiếu hơn 1.500 tỷ đồng chưa được giải ngân. Do đó khả năng dự án sẽ không hoàn thành giải ngân trước ngày hết hạn hiệp định vay vốn là 28/1/2020.
Theo Sở Tài chính TP Hải Phòng, điều đáng quan ngại là số vốn chưa giải ngân năm 2018 đã được Chính phủ đồng ý gia hạn sang năm 2019 nhưng đến nay vẫn có nhiều vướng mắc. Vướng mắc nằm trong việc nhận nợ của Bộ Tài chính với nhà tài trợ nước ngoài chưa được xử lý dứt điểm. Vì thế, số tiền hơn 500 tỷ đồng của năm 2018 được chuyển sang năm 2019 nhưng đến thời điểm này cũng chưa được giải ngân.
Có thể bạn quan tâm
06:36, 19/07/2019
06:00, 13/07/2019
06:30, 08/07/2019
06:30, 06/07/2019
Tại hội nghị trực tuyến về tiến độ giải ngân vốn ODA cuối tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng dẫn số liệu cho thấy giải ngân nguồn vốn ODA và vay ưu đãi từ năm 2016 đến nay đều không đạt dự toán. Theo kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài được điều chỉnh theo nghị quyết của Quốc hội là 360.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, số đã giải ngân, lũy kế từ năm 2016 đến tháng 5/2019 mới đạt xấp xỉ 37% so với kế hoạch đã điều chỉnh.
Nguyên nhân của việc giải ngân vốn ODA chậm bắt nguồn từ chính việc thông báo kế hoạch vốn năm 2019 của các bộ ngành và địa phương rất chậm. Đến nay, Bộ KH&ĐT mới giao kế hoạch bằng 48% kế hoạch vốn Quốc hội giao. Tình trạng giao kế hoạch vốn chưa đúng, chưa đủ tồn tại kéo dài. Thậm chí, một số đã hết thời hạn giải ngân nhưng vẫn chưa được bố trí kế hoạch vốn. Thủ tục hành chính vẫn là một rào cản vô hình.
Ông Eric Sidgwick – Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam cho rằng, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là thủ tục. Ông dẫn chứng, ngay cả những thay đổi nhỏ trong các dự án như bổ sung phạm vi, gia hạn khoản vay trong 6 tháng, thay đổi cơ cấu chi phí, sử dụng các khoản dự phòng... cũng phải điều chỉnh chủ trương đầu tư. Trong khi chờ đợi, các hoạt động, thanh toán đều bị tạm dừng. Việc giải ngân chậm sẽ làm phát sinh chi phí, Chính phủ phải trả phí cam kết cao hơn, chậm trễ, thậm chí dẫn tới tranh chấp hợp đồng với nhà thầu, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam.