Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Trụ đỡ" thụt lùi thì nền kinh tế thụt lùi

Diendandoanhnghiep.vn Thủ tướng khẳng định ngành nông nghiệp không thể “đứng tại chỗ”, không thể "thụt lùi", "trụ đỡ" thụt lùi thì nền kinh tế thụt lùi. Do đó, phải kiên quyết mạnh mẽ đặt mục tiêu cao hơn năm 2021.

>>>Xuất khẩu ngành nông nghiệp: Tạo đà bứt phá

Phát biểu chỉ đạo tại “Hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2021, triển khai kế hoạch năm 2022” Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, ngành nông nghiệp đã hoàn thành vượt mục tiêu đề ra đặc biệt trong bối cảnh khó khăn.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, ngành nông nghiệp đã hoàn thành vượt mục tiêu đề ra đặc biệt trong bối cảnh khó khăn.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, ngành nông nghiệp đã hoàn thành vượt mục tiêu đề ra đặc biệt trong bối cảnh khó khăn.

Phát triển vượt mục tiêu

Theo đó, năm 2021, giá trị gia tăng toàn ngành tăng khoảng 2,85 - 2,9%, trong đó nông nghiệp tăng trên 3,18%, lâm nghiệp tăng trên 3,85%, thủy sản tăng trên 1,85%; tỷ lệ che phủ rừng 42,02%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới 68,2%. Xuất khẩu nông lâm thủy sản lần đầu tiên lập kỷ lục, đạt 48,6 tỷ USD, ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đều vượt mục tiêu đề ra, cả về sản lượng và giá trị.

Đánh giá thành tích của ngành nông nghiệp năm 2021 là cao hơn năm 2020, Thủ tướng biểu dương thành tích của năm 2021 và chúc năm 2022 thành tích toàn ngành sẽ cao hơn năm nay.

“Cùng với số liệu trên, ngành nông nghiệp đang chuyển hướng từ chiều rộng sang chiều sâu, phát triển dựa vào KHCN, chuyển đổi số. Đây là chuyển hướng quan trọng. Nhận thức về vai trò của nông nghiệp được nâng lên. Xuất khẩu ngành nông nghiệp tuy chỉ với gần 50 tỷ USD nhưng là các sản phẩm của Việt Nam”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Thủ tướng Chính phủ thẳng thắn nhấn mạnh một số tồn đọng, một là phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của chúng ta, đặc biệt là kinh tế biển.

Hai chưa thực sự chủ động phát triển theo định hướng, mà vẫn thụ động, phụ thuộc vào vấn đề thị trường, vào yếu tố thời tiết,… Liên quan vấn đề này, Thủ tướng đánh giá công tác dự báo còn những mặt hạn chế trong công tác dự báo về thị trường, về biến đổi khí hậu.

Ba, phát triển chưa bền vững, chưa đi vào chiều sâu. Chưa chủ động phát triển thích ứng linh hoạt với diễn biến mới, bao gồm thích ứng tình hình, diễn biến mới, điều kiện mới.

“Chúng ta vẫn cần linh hoạt đặc biệt với những diễn biến mới của tình hình. Phát triển khắc phục biến đổi khí hậu và phác thải chưa được chú trọng”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, vấn đề sau thu hoạch chưa thực sự chú trọng như chế biến sau thu hoạch, đóng gói, bao bì, thương hiệu…Thủ tướng cho rằng cần cố gắng nhiều hơn nữa.

Bốn, thị trường xuất khẩu chưa đa dạng, còn phụ thuộc vào một số thị trường nên khi các thị trường này biến đổi chúng ta sẽ thụ động. Chưa xây dựng được thương hiệu, sản phẩm mang tính quốc gia mang tầm quốc tế.

"Xuất khẩu mất cân đối, ta xuất khẩu gạo 3 tỷ USD nhưng nhập khẩu ngô, đậu đến 7 tỷ USD. Mất cân đối như vậy có khi là “huề”, không có lãi, chúng ta phải cùng nhau suy nghĩ", Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, đồng thời đánh giá thặng dư cán cân thương mại chưa cao.

Năm, vấn đề bảo vệ rừng và phát triển tài nguyên rừng, bảo vệ sinh thuỷ còn nhiều hạn chế. Đặc biệt Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh chúng ta chưa có chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả.

Do đó, Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh phải nhìn thẳng vào những tồn đọng để khắc phụ. “Cái gì của Chính phủ thì Chính phủ phải làm, cái gì thuộc Trung ương thì phải đề xuất, còn cái gì thuộc thẩm quyền bộ Nông nghiệp Bộ phải chủ động giải quyết, phải nhìn thẳng vào sự thật để giải quyết, không né tránh”  Thủ tướng nhấn mạnh.

>>>Xuất khẩu ngành nông nghiệp: Tạo đà bứt phá

Khó khăn hơn nhưng mục tiêu phải cao hơn

Nhận định năm 2022 vừa có thời cơ, thuận lợi vừa có thách thức, nhưng dự báo khó khăn còn nhiều hơn năm 2021, Thủ tướng yêu cầu phải tập trung, chọn việc, chọn vấn đề ưu tiên, cân đối nguồn lực và thời gian để giải quyết

Theo đó, Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu phải đổi mới tư duy mạnh mẽ hơn nữa. Nâng cao tầm dự báo chiến lược kịp thời chính xác hơn. Tổ chức thực hiện phải thiết thực hiệu quả mang lại giá trị gia tăng lớn hơn.

Thủ tướng khẳng định ngành nông nghiệp không thể “đứng tại chỗ”, không thể

Thủ tướng khẳng định ngành nông nghiệp không thể “đứng tại chỗ”, không thể "thụt lùi", "trụ đỡ" thụt lùi thì nền kinh tế thụt lùi. Do đó, phải kiên quyết mạnh mẽ đặt mục tiêu cao hơn năm 2021.

"Muốn vậy phải đặt mục tiêu cao hơn tăng trưởng từ 3% trờ lên, xuất khẩu phải hơn 50 tỷ USD cao hơn năm 2021, chúng ta có nền tảng rồi thì năm 2022 phải cao hơn. Trong thế giới phát triển, chúng ta không thể “đứng tại chỗ”, đứng tại chỗ là "thụt lùi", chúng ta không thể thụt lùi, "trụ đỡ" thụt lùi thì nền kinh tế thụt lùi. Do đó, phải kiên quyết mạnh mẽ đặt mục tiêu cao hơn", Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

Đồng thời yêu cầu bám sát tình hình thực tế để hiện thực hoá, có tính khả thi, có hiệu quả. Thủ tướng đề nghị xác định trọng tâm, trọng điểm, bài bản và có lộ trình thực hiện, giao trách nhiệm cụ thể.

Thứ hai, phải quan trọng công tác xây dựng chiến lược. Người đứng đầu Chính phủ hi vọng quy hoạch chiến lược thể hiện được tần nhìn và tư duy thực tiễn.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách theo hướng thúc đẩy phát triển theo chiều sâu, dựa vào KHCN, chuyển đổi số, nâng cao năng suất, phát hiện những điểm nghẽn về thể chế để tháo gỡ. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp phân quyền,…

Thứ bốn, đa dạng hoá thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao thương hiệu, thúc đẩy cạnh tranh cho sản phẩm quốc gia. Thủ tướng nhấn mạnh tới việc Việt Nam có 17 FTA phải khai thác tối đa lợi thế này.

Đồng thời, nâng cao năng lực chế biến, từ một nguyên liệu phải đưa ra được nhiều sản phẩm,…Muốn chế biến sản xuất lớn thì phải xây dựng được vùng nguyên liệu, Thủ tướng đề nghị sản xuất các sản phẩm để xuất khẩu chính ngạch, muốn vậy cần đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn mẫu mã, bao bì.

Về công tác xuất khẩu, Thủ tướng yêu cầu chúng ta phải cải thiện quan hệ với thị trường Trung Quốc, bởi năm nào cũng có vấn đề ùn ứ hàng hoá cuối năm, có năm thì dưa hấu, năm là thanh long... Thủ tướng đề nghị chúng ta phải có sản phẩm xuất khẩu chính ngạch, chúng ta phải chủ động, và các tỉnh biên giới phải làm việc với nhau thông thoáng.

Thủ tướng đề nghị chúng ta phải bài bản từ khâu quy hoạch, dự báo thị trường, chỉ dẫn địa lý, quy trình sản xuất, bao bì sản phẩm,… "Vừa rồi mở quả mít ở container hàng xuất khẩu ra chỉ gói mấy gói giấy, đó không phải thương mại chính ngạch', Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ cũng đề cập vấn đề phát triển kinh tế biến bền vững, giải quyết dứt điểm thẻ vàng EC…

Thứ năm, về chống dịch, Thủ tướng cho biết dự kiến 2021 sẽ tiêm đủ 2 mũi, các địa phương doanh nghiệp phải làm điều này, hết quý I/2022 phải tiêm xong mũi 3. "Thiếu vaccine thì Chính phủ lo, nhưng tiêm vaccine thì chính địa phương, bộ ngành, doanh nghiệp phải tổ chức triển khai, không để doanh nghiệp phải kêu ca, không cần ưu tiên", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.

Thứ sáu, Thủ tướng yêu cầu tập trung công tác chuyển đổi số cho nông nghiệp: "Bộ ngành liên quan cần tính toán, đưa ra điều kiện ưu tiên, đề xuất đề Chính phủ bố trí nguồn lực, dứt khoát phải làm chuyển đổi số để người nông dân được hưởng".

Thủ tướng yêu cầu phải phối hợp các bộ ngành làm tốt công tác thống kê để đưa ra dự báo thị trường, quy hoạh…thống kê tốt mới thấy năng suất lao động tốt ở đâu, yếu ở đâu để khắc phục. Mỗi lần thống kê hiện rất khó khăn do chưa được chú trọng.

Không riêng bộ Nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành phải chú trọng công tác thống kê, bởi đây là đầu vào để xây dựng chính sách, xây dựng giải pháp mới sát tình hình thực tế và hiệu quả. Không để khủng hoảng thông tin.

Thứ bảy, tái cơ cấu ngành nông nghiêp, trong đó chú trọng dự báo, phát triển bền vững nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển sản phẩm nông nghiệp, kinh tế tuần hoàn đặc biệt tại ĐBSCL.

Thứ tám, phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng, liên kết quốc tế, lựa chọn sản phẩm vùng để đầu tư công nghệ. Thu hút vốn, nguồn lực đầu tư. Thứ chín, nâng cao đời sống tinh thần vật chất của người nông dân, phát triển văn hoá.

Tiếp thu ý kiến của Thủ tướng Chính phủ phạm Minh Chính, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết sẽ đưa ngay vào chương trình hành động ngay từ đầu năm 2022. Bộ trưởng khẳng định sự thành công vượt bậc của ngành nông nghiệp có sự đóng góp, đồng hành của toàn Đảng, toàn dân và bộ máy chính trị, đặc biệt là của người nông dân, doanh nghiệp. Đồng thời khẳng định bên cạnh những thành tích, ngành nông nghiệp sẽ đứng trước nhiều thách thức mới về biến đổi khí hậu, biến động thì trường, rào cản kỹ thuật của thương mại quốc tế...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Trụ đỡ" thụt lùi thì nền kinh tế thụt lùi tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713478708 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713478708 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10