Thúc đẩy công trình xanh: Việt Nam sẽ hiện thực hóa cam kết tại COP26

NGÂN GIANG 15/10/2022 13:40

Việt Nam sẽ hiện thực hóa cam kết tại COP26, phấn đấu giảm 74,3 triệu tấn CO2, trong đó, ngành xây dựng giảm 46,2% từ năng lượng, quá trình công nghiệp là 45,3%, năng lượng 8,5%.

>>Giải pháp vật liệu xây dựng cho công trình xanh

Đó là nội dung tại hội nghị “Thúc đẩy công trình xanh hướng tới mục tiêu hiện thực hóa cam kết của Việt Nam tại COP26”, ngày 14/10 tại TP.HCM, trong Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2022.

Việt Nam sẽ hiện thực hóa cam kết tại COP26 Việt Nam sẽ phấn đấu giảm 74,3 triệu tấn CO2, trong đó, ngành xây dựng giảm 46,2% từ năng lượng, quá trình công nghiệp là 45,3%, năng lượng 8,5%.

Việt Nam sẽ hiện thực hóa cam kết tại COP26, phấn đấu giảm 74,3 triệu tấn CO2, trong đó, ngành xây dựng giảm 46,2% từ năng lượng, quá trình công nghiệp là 45,3%, năng lượng 8,5%.

Đẩy mạnh các giải pháp thiết thực

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, phát triển công trình xanh là một giải pháp quan trọng nhằm giảm tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính mà Bộ Xây dựng đang tập trung thực hiện “lộ trình” cam kết của Việt Nam tại Thỏa thuận Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như tại Hội nghị COP26 về thực hiện lộ trình giảm phát thải khí nhà kính về 0 vào năm 2050.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng: Thực hiện các cam kết về giảm phát thải của Chính phủ, ngành Xây dựng đang triển khai nhiều giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực của ngành như sản xuất vật liệu xây dựng, giảm tiêu thụ năng lượng trong các công trình xây dựng… Thúc đẩy việc phát triển công trình xanh là một giải pháp quan trọng nhằm giảm tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính mà Bộ Xây dựng đang tập trung thực hiện.

Và qua hơn 10 năm phát triển, số lượng công trình xanh của Việt Nam hiện mới đạt khoảng trên 233 công trình với tổng diện tích khoảng trên dưới 6 triệu m2 sàn xây dựng. Con số này quá khiêm tốn so với số lượng công trình được xây dựng, đưa vào hoạt động và so với tiềm năng cũng như yêu cầu về sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Hiện chúng ta chưa có công trình nào được thiết kế, xây dựng, quản lý vận hành đạt tiêu chí công trình phát thải ròng bằng 0. Đó là thách thức lớn khi cái đích năm 2050 chỉ còn hơn 27 năm”.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, phát triển công trình xanh là một giải pháp quan trọng nhằm giảm tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính mà Bộ Xây dựng đang tập trung thực hiện “lộ trình” cam kết của Việt Nam tại Thỏa thuận Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như tại Hội nghị COP26

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng: phát triển công trình xanh là một giải pháp quan trọng nhằm giảm tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính mà Bộ Xây dựng đang tập trung thực hiện “lộ trình” cam kết của Việt Nam tại Thỏa thuận Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như tại Hội nghị COP26.

Ngành Xây dựng đã xây dựng chương trình cụ thể góp phần hiện thực hóa mục tiêu của Chính phủ giảm 74,3 triệu tấn CO2. Nguồn phát thải của ngành Xây dựng có tỷ lệ 46,2% từ năng lượng, quá trình công nghiệp là 45,3%, năng lượng 8,5%. Trong tỷ lệ này thì xi măng chiếm 40,1%, VLXD khác là 5,2%.

Trên thực tế, chỉ riêng việc dán nhãn công nhận vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng còn đang gặp nhiều vướng mắc bởi các quy định còn chồng chéo. Tuy nhiên, ngành Xây dựng vẫn đang áp dụng nột số giải pháp như tối ưu hóa quá trình đốt clinker, sử dụng máy nghiền đứng, thu hồi nhiệt thải, một số vật liệu cơ bản thay thế clinker, áp dụng công nghệ CCS.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng còn nỗ lực chứng minh để người tiêu dùng, kỹ sư, kiến trúc sư dễ dàng nhận ra khi tìm kiếm sản phẩm đầu tư có công trình xanh cũng như đáp ứng tiêu chí của các tổ chức tín dụng.

Thực hiện thành công 3 mục tiêu

Liên quan tới những cam kết tại COP2 của Chính phủ Việt Nam, ông Patrick Haverman - Phó Trưởng đại diện Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, cho rằng: Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết tại COP26, tuy nhiên, cần nhanh chóng triển khai thực hiện cam kết này bằng việc hoạch định quản lý theo hướng bền vững tại Việt Nam.

ông Patrick Haverman - Phó Trưởng đại diện Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, cho rằng: Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết tại COP26 đồng thời nhanh chóng triển khai thực hiện cam kết này bằng việc hoạch định quản lý theo hướng bền vững tại Việt Nam

Ông Patrick Haverman - Phó Trưởng đại diện Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam: Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết tại COP26 , tuy nhiên, cần nhanh chóng triển khai thực hiện cam kết này bằng việc hoạch định quản lý theo hướng bền vững tại Việt Nam.

Chúng ta có thể thấy, lĩnh vực Xây dựng trên toàn cầu đang chiếm dụng mức tiêu thụ năng lượng rất cao, rất cần thiết có mức giảm phát thải nhưng vẫn còn hạn chế về công cụ, chính sách, ví dụ như các quy định rõ ràng về mức độ tiêu thụ năng lượng, những quy định và cột mốc, mức độ tiêu thụ năng lượng, cơ chế thưởng phạt cũng như những chính sách khuyến khích…

“Ở chương trình quốc gia, UNDP đã cùng Việt Nam triển khai Dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho các tòa nhà từ đó có thể định hướng việc sử dụng năng lượng hiệu quả và từng bước hiện thực hóa mục tiêu tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải KNK.

Và thông qua dự án này, đã có những công trình xây dựng ở TP Hà Nội được ghi nhận bằng những giải thưởng, chứng nhận quốc tế như Chứng nhận LEED. Hy vọng những công trình đạt Chứng nhận LEED sớm xuất hiện nhiều hơn trong tương lai. Tuy nhiên, để thực hiện thành công mục tiêu này, ông Patrick Haverman nhấn mạnh 3 vấn đề, cụ thể:

Thứ nhất, Việt Nam phải thực hiện các mục tiêu hiệu quả năng lượng cho các tòa nhà, đặc biệt là cho những tòa nhà công nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng như hiện thực hóa cam kết của Chính phủ.

Thứ hai, trong 01 thập kỷ tới, cần xây dựng đầy đủ hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn và có những quy định hành động rõ ràng về kiểm tra, chứng nhận và cơ chế thúc đẩy phát triển tòa nhà xanh một cách rõ ràng. Lĩnh vực tư nhân cũng phải có những mục tiêu rõ ràng về mức tiêu thụ năng lượng trong các tòa nhà, công trình của mình.

Thứ ba, cần có hệ thống khen thưởng với cơ chế tốt hơn và dùng tài chính như một công cụ thúc đẩy công trình xanh bền vững trên toàn cầu và tại Việt Nam. Cần có sự hợp tác của chính quyền Việt Nam với đối tác nước ngoài để có thể xây dựng cơ chế thúc đẩy riêng phù hợp với ngành Xây dựng và áp dụng cho các tòa nhà có sử dụng năng lượng phát thải bằng “0” cũng như các tòa nhà xanh.

>>Bước tiến mới để "định danh" công trình xanh

Cần một công cụ mang tính pháp lý

Đồng quan điểm, Bà Đỗ Ngọc Diệp - Quản lý Chương trình công trình xanh Việt Nam, Tổ chức tài chính quốc tế IFC, cũng đưa ra một số vấn đề như: Để thực hiện dự án này thì việc có được cấp vốn hay không thì lại phụ thuộc vào các công trình ấy có xanh, tiết kiệm năng lượng không”?

Lấy dân chứng về vấn đề này bà Diệp nêu: theo số liệu thống kê thì cơ hội thu hút đầu tư vào công trình xanh tại Việt Nam giai đoạn ngắn hạn đến 2025 là 22,16 tỷ USD. Số liệu từ IFC, vốn đối ứng của IFC đã thúc đẩy 7,5 tỷ USD đầu tư vào công trình xanh trên toàn cầu. Tại Việt Nam, đầu tư trực tiếp vào các dự án xanh đã lên đến 354 triệu USD, bao gồm nguồn vốn từ IFC và nguốn vốn IFC đã huy động từ nhà đầu tư khác cho các dự án xanh. Đặc biệt, các công trình nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và nhà cho người thu nhập thấp cũng có cơ hội tiếp cận nguồn vốn của IFC với điều kiện các công trình này phải là công trình xanh theo chứng nhận Edge.

Và nhằm hỗ trợ các mục tiêu về khí hậu và cam kết của Chính phủ Việt Nam tại hội nghị COP26, đặc biệt mục tiêu chuyển đổi sang nền kinh tế đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Ngân hàng HSBC Việt Nam đã cam kết hỗ trợ thu xếp nguồn vốn lên tới 12 tỷ USD tài trợ cho các dự án bền vững và các doanh nghiệp tại Việt Nam, đến năm 2030.

Tuy nhiên, tính tới tháng 8/2022, HSBC Việt Nam mới thu xếp được hơn 1,3 tỷ USD tài chính xanh cho Việt Nam, đạt được 10% mục tiêu đề ra, do đó, đây là vấn đề cần được giải quyết rõ để đi đến thành công – bà Diệp nói.

Liên quan tới nguồn vốn vay ưu đãi để thực hiện dư án, đại diện Ngân Hàng HSBC cho biết: Để tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi từ HSBC thì doanh nghiệp cần chứng minh mục đích sử dụng vốn phải dành cho dự án xanh hoặc doanh nghiệp phải chứng minh được hướng phát triển bền vững, lộ trình thực hiện phát thải ròng bằng 0.

Cũng theo đại diện HSBC, hiện có nhiều tiêu chuẩn, hệ thống đánh giá chứng nhận về công trình xanh khác nhau nhưng đều hướng tới việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và đảm bảo tiện nghi, sức khỏe cho người sử dụng.

TS.KTS Lê Thị Bích Thuận, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng, cho rằng: “Việc đánh giá công trình xanh phục vụ công tác quản lý nhà nước nhìn chung chưa có một công cụ mang tính pháp lý

TS.KTS Lê Thị Bích Thuận, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng: “Việc đánh giá công trình xanh phục vụ công tác quản lý nhà nước nhìn chung chưa có một công cụ mang tính pháp lý".

Còn theo TS.KTS Lê Thị Bích Thuận, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng, cho rằng: “Việc đánh giá công trình xanh phục vụ công tác quản lý nhà nước nhìn chung chưa có một công cụ mang tính pháp lý. Điều này dẫn đến việc chứng nhận các công trình xanh đang phát triển tự phát, các công trình sau khi được chứng nhận cũng không được giám sát, kiểm tra cũng như duy trì thương hiệu. Nhiều công trình được gắn mác “xanh, sinh thái” nhưng không chứng minh được các số liệu cho thấy đã đóng góp tích cực cho môi trường hay xã hội”-  TS.KTS Lê Thị Bích Thuận nói.

Do đó, để thực hiện thành công mục tiêu này TS.KTS Lê Thị Bích Thuận, kiến nghị Bộ Xây dựng cần xây dựng tiêu chí chung về đánh giá công trình xanh, ban hành các quy định quản lý công trình xanh trong vòng đời công trình nhằm phục vụ cho công tác quản lý, trên cơ sở đó các chủ đầu tư, các nhà tư vấn thiết kế có cơ sở để phát triển công trình xanh một cách bài bản, nghiêm túc, đi vào thực chất - TS.KTS Lê Thị Bích Thuận nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Giải pháp vật liệu xây dựng cho công trình xanh

    08:00, 30/07/2022

  • Diamond Lotus Riverside: Top 5 dự án công trình xanh thông minh tốt nhất năm 2021

    10:38, 16/03/2022

  • TechnoPark Tower đạt chứng chỉ công trình xanh LEED Platinum

    18:01, 07/01/2022

  • Diamond Lotus Riverside được hội đồng công trình xanh Việt Nam trao chứng nhận Lotus Provisional Certification

    14:39, 25/11/2021

  • Bước tiến mới để "định danh" công trình xanh

    05:00, 09/03/2021

  • Để công trình xanh Việt Nam cất cánh

    12:30, 14/02/2021

  • CHÍNH PHỦ LẮNG NGHE (IV): Ban hành hướng dẫn chứng nhận công trình xanh trong năm 2021

    06:14, 13/02/2021

  • Ban hành hướng dẫn chứng nhận công trình xanh trong năm 2021

    04:00, 06/02/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thúc đẩy công trình xanh: Việt Nam sẽ hiện thực hóa cam kết tại COP26
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO