Thúc đẩy dịch vụ công qua ngân hàng: Cơ hội cho Fintech

Nguyễn Lê Ngọc Hoàn- Chuyên gia Tài chính Đầu tư 07/09/2018 11:01

Đề án thúc đẩy dịch vụ công qua ngân hàng được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội cho các start-ups fintech (công nghệ tài chính) làm trung gian thanh toán dịch vụ công.

Thúc đẩy thanh toán phi tiếp xúc (hay còn gọi là thanh toán không tiền mặt) là một phần quan trọng trọng xây dựng Chính phủ điện tử và nền kinh tế số. Trong đó, thúc đẩy thanh toán các dịch vụ công theo phương thức phi tiếp xúc cũng là một phần quan trọng để thanh toán không tiền mặt có tiền đề “phủ sóng” đến mọi bộ phận trong xã hội.

p/Các dịch vụ start-ups fintech có nhiều tiện ích, đồng thời không thu phí để thu hút người dùng.p/Ảnh: Tấn Thạnh

Các dịch vụ start-ups fintech có nhiều tiện ích, đồng thời không thu phí để thu hút người dùng. Ảnh: Tấn Thạnh

Đầu tư hạ tầng thanh toán

Theo tính toán, dịch vụ công đang phục vụ phần lớn các bộ phận được thụ hưởng an sinh xã hội và bao gồm cả các dịch vụ tiêu dùng thiết yếu chiếm tỷ trọng lớn trong rổ tính CPI với: giáo dục, y tế, điện, nước, bảo hiểm xã hội - thanh toán lương hưu...

Có thể bạn quan tâm

  • Làn sóng Fintech và cách mạng công nghiệp 4.0 liệu có làm khó ngành ngân hàng?

    Làn sóng Fintech và cách mạng công nghiệp 4.0 liệu có làm khó ngành ngân hàng?

    08:28, 27/06/2018

  • Ngân hàng chiều khách thời Fintech

    Ngân hàng chiều khách thời Fintech

    07:44, 15/06/2018

  • Bỏ việc lương cao tại Australia, 9x về nước khởi nghiệp fintech

    Bỏ việc lương cao tại Australia, 9x về nước khởi nghiệp fintech

    04:28, 08/06/2018

  • Tại sao nhiều startup tại châu Á mở thêm mảng fintech?

    Tại sao nhiều startup tại châu Á mở thêm mảng fintech?

    06:16, 26/03/2018

  • Blockchain sẽ thay đổi thế giới (Kỳ III): Thúc đẩy ngân hàng, Fintech cộng sinh

    Blockchain sẽ thay đổi thế giới (Kỳ III): Thúc đẩy ngân hàng, Fintech cộng sinh

    05:55, 24/03/2018

  • Startup fintech Việt đạt khối lượng giao dịch hơn 900 triệu USD

    Startup fintech Việt đạt khối lượng giao dịch hơn 900 triệu USD

    06:06, 15/03/2018

  • Fintech trong thị trường “tiền mặt là vua”

    Fintech trong thị trường “tiền mặt là vua”

    06:10, 20/11/2017

  • Fintech không cạnh tranh mà là bạn tốt

    Fintech không cạnh tranh mà là bạn tốt

    06:26, 11/11/2017

  • Ngân hàng và Fintech: Hợp tác Win-Win

    Ngân hàng và Fintech: Hợp tác Win-Win

    14:09, 10/11/2017

Theo Tổng cục Thống kê (GSO), CPI của Việt Nam thời kỳ 2015-2020 được tính trên 11 nhóm hàng chính cấp 1 và 5 nhóm hàng cấp 2, trong đó, ngoài những nhóm hàng trực tiếp chiếm tỷ trọng cao gần như tuyệt đối thuộc lĩnh vực công như điện, thì nước hay dịch vụ y tế, giáo dục… cũng có tỷ trọng cao cung cấp dịch vụ tiêu dùng chủ yếu đến từ khu vực công: điện, nước, chất đốt được tính trong nhóm hàng hóa nhà ở và vật liệu xây dựng (VLXD) với quyền số 15,73%. Thuốc và dịch vụ y tế có quyền số 5,04% và dịch vụ giáo dục có quyền số 5,16%... Ngoài ra, cần lưu ý rằng điện, nước tuy được tính vào nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, song đây là 2 dịch vụ tiêu dùng thiết yếu gián tiếp chi phối tất cả các nhóm hàng còn lại như lương thực, thực phẩm, giao thông, bưu chính viễn thông …

Mặc dù các ngân hàng có độ phủ kết nối làm trung gian thanh toán dịch vụ công khá rộng, song điều đó cũng không có nghĩa là không có cơ hội cho các start-up fintech tham gia thanh toán dịch vụ công.

Nói như vậy để thấy dịch vụ công không đơn thuần là dịch vụ hành chính, mà là một phần quan trọng của nền kinh tế vẫn đang nỗ lực hướng theo cơ chế thị trường với định hướng tư nhân là động lực tăng trưởng. Muốn xây dựng Chính phủ điện tử hay kinh tế số, dịch vụ công vì vậy phải được số hóa đầu tiên. Bởi vậy, Đề án thúc đẩy thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng cần được triển khai sớm.

Khoảng sân cho các bên

Chọn ngân hàng để làm đối tượng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các bên theo đề án, ví dụ EVN đặt 70% Cty kết nối thanh toán qua ngân hàng tới 2020, là hoàn toàn hợp lý. Bởi trong 6 tháng đầu năm 2018, giao dịch thanh toán qua kênh internet đạt 127 triệu món với giá trị giao dịch là 8.020 tỷ đồng; tăng trưởng 50% về số lượng và 32% về giá trị so cùng kỳ 2017. Giao dịch thanh toán kênh mobile đạt 81 triệu món với giá trị là 676 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng so cùng kỳ năm 2017 là 32% về số món và 144% về giá trị.

Về hợp tác cung ứng dịch vụ thanh toán, 50 ngân hàng thỏa thuận phối hợp thu thuế điện tử với thuế, hải quan, trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố và 768 quận, huyện trên cả nước; 26 ngân hàng thỏa thuận với các Cty điện lực cung ứng dịch vụ thu hộ tiền điện trên phạm vi toàn quốc… Nói cách khác, các ngân hàng chính là những tổ chức cơ bản có hạ tầng và độ phủ kết nối làm trung gian thanh toán dịch vụ công khá rộng.

Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không có cơ hội cho fintech, các start-up công nghệ hay các tổ chức trung gian thanh toán khác tham gia thị trường thanh toán với kết nối người dân và dịch vụ công. Bởi mặc dù hệ thống hạ tầng của ngân hàng có thể đảm bảo cơ sở ban đầu và khá rộng, song so với nhu cầu của gần 100 triệu dân, con số này vẫn còn rất khiêm tốn.

Đại diện của một quỹ đầu tư mạo hiểm trị giá 100 triệu USD mới đây cho biết họ sẵn sàng rót vốn không giới hạn thời gian nắm giữ vào các startups công nghệ trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, vận tải, tài chính, bất động sản… Đây chính là cơ hội cho các startups và cũng là cơ hội đặt hàng cho các doanh nghiệp cung cấp những giải pháp thanh toán phi tiếp xúc tối ưu trong nay mai.

Với tiền đề như vậy, rõ ràng, chúng ta không còn phải băn khoăn bài toán “con gà quả trứng” - hạ tầng có trước hay trung gian thanh toán có trước nữa. Mà nên chăng, muốn thêm độ phủ, tăng tốc độ, hiệu quả và cải thiện tâm lý, thói quen thanh toán phi tiếp xúc, cần mở rộng không gian “đặc quyền” qua ngân hàng đến mọi không gian khác, bằng những quy định cụ thể nhằm đảm bảo thu hút, rộng cửa cho mọi hoạt động- startups công nghệ có cơ hội tham gia cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán nói chung?

Dĩ nhiên, sự mở rộng này luôn phải đặt trong hành lang pháp lý hoàn thiện cả về cơ chế hoạt động lẫn giám sát, để tránh những “viên sỏi” thu tiền điện hộ rồi báo cáo phá sản như trường hợp Cty G.N.N express mới đây, có thể cản trở cả một hệ thống thanh toán đang cần nhất là sự vận hành trơn tru của niềm tin, của độ an toàn và thuận tiện.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thúc đẩy dịch vụ công qua ngân hàng: Cơ hội cho Fintech
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO