Thúc đẩy giao thương Việt-Nhật (Kỳ 1): Gã khổng lồ điện tử... làm nông

Diendandoanhnghiep.vn Điều bất ngờ là những gã khổng lồ điện tử như Fujitsu, Toshiba đều đầu tư rất lớn vào nông nghiệp Nhật Bản.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Fumio

Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Nhật Bản sẽ mở ra thêm cơ hội hợp tác, giao thương Việt - Nhật

 

Nước Nhật luôn có gì đó vừa cởi mở vừa bí ẩn, luôn kích thích tò mò. Cởi mở là bởi, bạn có thể dễ dàng tìm thấy mọi thứ về đất nước này, từ con ốc vít, chiếc radio cũ, đến những thiết bị tinh vi nhất; cả phim ảnh, sách báo, văn hóa nghệ thuật. Bí ẩn là ở chỗ, cho dù “biết” về Nhật Bản bao nhiêu chăng nữa vẫn còn ít, bởi còn quá nhiều thứ mà đằng sau đó là cả một đoạn trường gian nan của người Nhật - để có được. Cũng là quả dưa hấu, thế mà dưa hấu Nhật 5 triệu đồng 1 trái; cũng là xe hơi nhưng người sáng lập Toyota thoạt đầu làm nghề thợ mộc, ông chủ hãng Honda chỉ làm xe đạp,…

Hồi nhỏ, có một vấn đề trong chương trình địa lý kinh tế thế giới mà tôi thường hay thắc mắc, có lẽ vì phù hợp với thế giới quan nông thôn, ruộng đồng của mình chăng. Ấy là, dù chỉ chỉ 2% dân số Nhật liên quan đến nông nghiệp nhưng lại đủ cung cấp lương thực, nông sản cho cả họ và 98% dân số còn lại. Đó là chưa kể lượng nông sản xuất khẩu đi các nước trên thế giới hàng năm.

Vài phần trăm dân số làm nông nghiệp, không có đồng bằng châu thổ đúng nghĩa, điều kiện khí hậu khắc nghiệt mà Nhật Bản vẫn trở thành cường quốc trong lĩnh vực này!

Sau này mới biết, sự bí ẩn đó được tạo nên bởi sức mạnh công nghệ, không phải vay mượn, sao chép mà là tự chủ, sự thành công trong nông nghiệp là kết quả của thành tựu đột phá trong nghiên cứu khoa học, phát minh kỹ thuật.

Thật thiếu sót nếu như chỉ biến đến Toshiba chỉ là nhà sản xuất đồ điện tử - tập đoàn này còn tham gia vào mảng nông nghiệp, xây dựng công nghệ canh tác trong nhà kính.

Nhà sản xuất đồ điện tử Fujitsu đã tạo nên bước đột phá trong công nghệ trồng rau siêu sạch, khi cải tạo một nửa nhà máy sản xuất chất bán dẫn ở tỉnh Fukushima thành nhà máy trồng rau. Nhờ công nghệ cao, “rau Fujitsu” gần như vô trùng! Loại rau này có giá cao gấp 5 -  7 lần rau bình thường, để 2 tháng không hỏng nhờ đã điều chỉnh hàm lượng vi chất.

Cánh tay robot chăm sóc vườn rau tại Nhật - một biểu tượng của sự kết hợp nông dân - doanh nhân

Cánh tay robot chăm sóc vườn rau tại Nhật - một biểu tượng của sự kết hợp nông dân - doanh nhân

>> Nhật Bản và kinh nghiệm đi giữa "hai làn đạn"

Thị trường tiêu thụ nông sản tại Nhật có thể xem là “tem” đảo bảo chất lượng của bất kỳ mặt hàng nào được chấp nhận. Nói nôm na, nếu nông sản Việt Nam có thể bán tại Nhật thì có thể bán được khắp nơi trên thế giới.

Khi tìm hiểu thêm về nông nghiệp Israel, Australia, đặc biệt vấn nạn thiếu lương thực không thể hóa giải ở châu Phi, mới thật sự thấy Việt Nam có tiềm lực và sở trường nông nghiệp khổng lồ.

Nếu đem tiềm lực đất đai, khí hậu, môi trường ở Việt Nam đặt bên cạnh công nghệ nông nghiệp Nhật Bản sẽ là mảnh ghép hoàn hảo để nền nông nghiệp Việt Nam đạt được khát vọng hiện đại, nâng cao năng suất, đạt chuẩn toàn cầu về chất lượng, tối ưu hóa giá trị thặng dư.

Nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam ảnh hưởng khá nhiều từ Nhật Bản, ví dụ mô hình canh tác khép kín, thủy canh và khí canh, mô hình chăn nuôi trong trang trại đạt chuẩn,…cùng có đặc trưng chung là ứng dụng công nghệ tự động hóa triệt để.

Trong giai đoạn từ 2015 - 2019, ngành nông nghiệp Việt Nam đã tiếp nhận 10 dự án ODA của Nhật Bản được triển khai ở nhiều địa phương, đóng góp lớn cho quá trình phát triển và tái cấu trúc ngành nông nghiệp Việt Nam.

Trong giai đoạn từ 2020 - 2024, hai bên đã thúc đẩy các hoạt động hợp tác hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện chính sách, thể chế phát triển nông nghiệp, triển khai nhân rộng mô hình hợp tác xã ở các địa phương, hợp tác trong lĩnh vực giảm nhẹ thiên tai.

Trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Nhật Bản, hai bên đã giành thời lượng đáng kể để bàn cách thức hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Mở đường cho nông sản Việt Nam sang Nhật và khơi thông dòng vốn Nhật vào nông nghiệp Việt Nam.

Vài thiều Việt Nam đã xuất khẩu sang Nhật

Vài thiều Việt Nam đã xuất khẩu sang Nhật

Nông nghiệp chính là lĩnh vực rất triển vọng để Việt - Nhật bắt hợp tác, cũng từ đó, nông nghiệp Việt Nam rút ra những bài học.

Một là, cuộc cách mạng nông nghiệp công nghệ cao chỉ có thể diễn ra khi và chỉ khi đạt được các đột phá chung về khoa học, kỹ thuật.

Hai là, nông nghiệp công nghệ cao cần có sự xuất hiện của tầng lớp doanh nhân để đồng hành với nông dân trên cánh đồng. Ngụ ý này xác định vài trò của doanh nghiệp lớn.

Ba là, hai điều trên đạt được khi có hạ tầng chính sách đủ tốt, cởi trói nút thắt thể chế, luật pháp về đầu tư, tín dụng, thuế, phí.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thúc đẩy giao thương Việt-Nhật (Kỳ 1): Gã khổng lồ điện tử... làm nông tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713463100 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713463100 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10