Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhấn mạnh: Đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình xây dựng các trụ cột bền vững.
>>>CSI 2022: Cộng đồng doanh nghiệp cùng phát triển bền vững
Khảo sát của VCCI với trên 10 nghìn doanh nghiệp trong cả nước cho thấy 56% doanh nghiệp nhận thấy cơ hội từ biến đổi khí hậu. Trong đó, khoảng 30% nhận định đã đến lúc tái cơ cấu, sắp xếp lại sản xuất, 17% cho rằng đây là cơ hội để tạo ra sản phẩm và dịch vụ công nghệ mới.
Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2022 với chủ đề: “Chuyển đổi, Tăng tốc, Bứt phá: Doanh nghiệp Bền vững – Quốc gia Thịnh vượng”, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh: phát triển bền vững (PTBV) đã trở thành xu thế tất yếu và chiến lược PTBV doanh nghiệp phải được xây dựng dựa trên các trụ cột kinh tế, quản trị, xã hội và môi trường (EESG). Đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình xây dựng các trụ cột bền vững.
Những doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi và vận hành theo phương châm sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, với môi trường đang chứng tỏ là những doanh nghiệp có khả năng thích ứng và chống chịu cao, bền vững đối với các biến đổi tiêu cực từ bên ngoài cũng như khả năng linh hoạt, nắm bắt hiệu quả các cơ hội mà nền kinh tế mang lại.
Thời gian qua, VCCI đã nỗ lực trong kiến tạo các giá trị của phát triển doanh nghiệp bền vững dựa trên một hệ giá trị cốt lõi của doanh nhân, doanh nghiệp. Đó chính là đạo đức doanh nhân, văn hoá kinh doanh. Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, các yêu cầu về đạo đức trong sản xuất kinh doanh, về bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang được đề cao như các chuẩn mực mới.
Đạo đức, văn hoá kinh doanh vừa tạo ra nội lực và năng lực cạnh tranh mới cho doanh nghiệp, vừa là nền tảng không thể thiếu cho sự PTBV của doanh nghiệp.
Theo đánh giá của Liên hợp quốc, nhân loại đang phải đối mặt với 03 thách thức lớn, đó là: Biến đổi khí hậu; Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và Suy giảm đa dạng sinh học. Trong 3 thách thức đó, theo Báo cáo đánh giá Rủi ro toàn cầu mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố đầu năm 2022, nguy cơ Biến đổi khí hậu là cấp bách và nghiêm trọng nhất. Mỗi năm, trên thế giới, ước tính có trên 20 triệu người mất đi chỗ ở và sinh kế do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
100 triệu người dân Việt Nam nằm trong nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước sự tàn phá của biến đổi khí hậu, đối mặt với những hiểm hoạ, đặc biệt là dọc theo các vùng trũng ven biển và đồng bằng ven sông rộng lớn của đất nước do mực nước biển dâng cao, bão và lũ lụt.
Ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Bộ TN&MT cho rằng, với biến đổi khí hậu cần sự tham gia của toàn hệ thống chính trị, sự hưởng ứng của toàn xã hội, trong đó doanh nghiệp và người dân là động lực thúc đẩy, nhà nước đóng vai trò kiến tạo. Để đạt mục tiêu nêu trên, cần triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về ứng phó với biến đổi khí hậu về giảm phát thải khí nhà kính.
Đặc biệt, các chính sách hướng tới tăng cường thu hút nguồn lực quốc tế, bao gồm các nguồn tài chính công và tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm... để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng phát thải thấp, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Bà Dorsati Madani Chuyên gia Kinh tế cấp cao Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khuyến nghị, để thúc đẩy phát triển thương mại xanh: Việt Nam cần xây dựng nền sản xuất và xuất khẩu bền vững hơn. Chính phủ có thể hành động trên nhiều mặt trận như: Xây dựng một ngành thương mại thích ứng hơn như để giảm mức độ phơi nhiễm: Lập quy hoạch phát triển công nghiệp với các đánh giá và chiến lược thích ứng với rủi ro về thay đổi môi trường và thiên tai trong dài hạn…
Bà Vũ Thị Kim Chi, Phó Trưởng Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư tỉnh Quảng Ninh: |