Máy bay do thám của Australia đang trên không phận quốc tế thì bị một chiến đấu cơ Trung Quốc chặn và thả một túi chứa các mảnh nhôm vào động cơ máy bay.
>>Trung Quốc nói gì về việc Australia “tố” chặn máy bay giám sát biển?
Ngày 8/6, Thủ tướng Australia Anthony Albanese cho biết, sự việc xảy ra cuối tháng 5. Theo đó, máy bay do thám của nước này đang trên không phận quốc tế thì bị một chiến đấu cơ Trung Quốc chặn và thả một túi chứa các mảnh nhôm vào động cơ máy bay.
"Sự cố này xảy ra trên không phận quốc tế", ông Albanese khẳng định trong cuộc họp báo sáng 8/6.
Buổi họp báo được tổ chức ngay sau khi người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đàm Khắc Phi (Tan Kefei) cho biết nước này đã cảnh báo một máy bay do thám chống tàu ngầm P-8A của Australia rời đi sau khi máy bay này bị chiến đấu cơ của Bắc Kinh chặn trên Biển Đông ngày 26/5.
Ông Đàm cáo buộc máy bay của Australia đã đe dọa an ninh và chủ quyền của Trung Quốc, và chính quyền Canberra đã phát tán "thông tin sai lệch".
Cũng phản hồi về vấn đề này, ngày 6/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên kêu gọi Australia nghiêm túc tôn trọng lợi ích an ninh quốc gia và lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, hành động và phát ngôn thận trọng để "tránh tính toán sai lầm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng".
Ông Triệu Lập Kiên nhấn mạnh: "Bắc Kinh không bao giờ cho phép bất kỳ quốc gia nào xâm phạm chủ quyền và an ninh hoặc phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Đông với lý do tự do hàng hải".
>>Trung Quốc lại "gây nguy hiểm" trên Biển Đông
>>Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá: Thêm nước Mỹ lên án!
>>Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá: Philippines lên tiếng phản đối
Trước đó, ngày 5/6, ông Richard Marles, Bộ trưởng Quốc phòng Australia cho biết một máy bay tuần sát, săn ngầm P-8 thuộc không quân nước này đã bị một chiến đấu cơ J-16 của Trung Quốc ngăn chặn một cách nguy hiểm trong “hoạt động giám sát biển thông thường” trong không phận quốc tế ở Biển Đông vào ngày 26/5.
Theo Bộ Quốc phòng Australia, "hành động ngăn chặn này dẫn đến thao tác nguy hiểm đe dọa an toàn đối với máy bay P-8 và phi hành đoàn”.
Theo miêu tả của Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles, máy bay Trung Quốc bay rất gần, phía trước chiếc máy bay của RAAF và phóng ra một gói gồm nhiều mảnh kim loại gây nhiễu xạ. Những mảnh kim loại này đã bị hút vào động cơ chiếc máy bay của Australia.
Phía Australia lập luận rằng không có gì bất thường khi họ thực hiện các chuyến bay giám sát ở Biển Đông.
Theo AFP, vụ việc trên xảy ra ba tháng sau khi phía Australia cáo buộc quân đội Trung Quốc chiếu tia laser cấp quân sự vào một trong những máy bay quốc phòng của Canberra trên vùng biển phía bắc Australia.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese cho biết, Chính phủ Australia đã bày tỏ quan ngại với Chính phủ Trung Quốc thông qua các kênh phù hợp.
Được biết, vào tuần trước, Canada cũng cáo buộc phi cơ quân sự Trung Quốc liên tục áp sát trinh sát cơ nước này đang giám sát lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc với Triều Tiên.
Lực lượng vũ trang Canada ngày 1/6 cho biết trong lúc các trinh sát cơ làm nhiệm vụ, chiến đấu cơ Trung Quốc tiến đến ở khoảng cách gần đến mức phi công có thể nhìn thấy nhau và máy bay Canada phải đổi hướng để tránh va chạm.
Phản ứng trước cáo buộc trên, Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 6/6 cho biết các phi công nước này đã thực hiện "các biện pháp hợp lý, mạnh mẽ, an toàn và chuyên nghiệp" để đáp lại "hành vi khiêu khích" của quân đội Canada.
Có thể bạn quan tâm
09:21, 07/06/2022
01:00, 06/06/2022
00:00, 04/06/2022
03:30, 02/06/2022
02:00, 01/06/2022
05:13, 28/05/2022