Bộ GTVT vừa ra văn bản yêu cầu các bên liên quan đẩy nhanh tiến độ và tăng số làn thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí đường bộ.
Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ VN, Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc VN, Tổng công ty PTHT và Đầu tư tài chính VN, Công ty TNHH Thu phí tự động VETC và các nhà đầu tư BOT về triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng tại các dự án thu phí đường bộ.
Để đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư các dự án thu phí đường bộ phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ đàm phán, ký kết hợp đồng dịch vụ và phụ lục hợp đồng dịch vụ đảm bảo hài hòa lợi ích các bên, tuân thủ Quyết định số 2129/2020 của Bộ GTVT và quy định hiện hành.
"Các chủ đầu tư các dự án thu phí đường bộ căn cứ phương án đầu tư, vận hành tại các trạm thu phí, phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ khẩn trương triển khai lắp đặt thiết bị thu phí không dừng tại các cửa thu phí còn lại đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 19/2020", Bộ GTVT yêu cầu.
Đối với các nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng, Bộ GTVT yêu cầu tổ chức đàm phán để ký kết hợp đồng dịch vụ với chủ đầu tư các dự án thu phí đường bộ đảm bảo hài hòa lợi ích các bên, tuân thủ Quyết định số 2129/2020 và quy định hiện hành.
Bên cạnh đó, căn cứ phương án đầu tư, vận hành tại các trạm thu phí, phối hợp với chủ đầu tư các dự án thu phí đường bộ, triển khai lắp đặt thiết bị thu phí không dừng tại các cửa thu phí còn lại đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 19/2020 của Thủ tướng.
Bộ GTVT cũng yêu cầu Tổng cục Đường bộ VN phối hợp với chủ đầu tư các dự án thu phí đường bộ, nhà cung cấp dịch vụ trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng dịch vụ và triển khai lắp đặt các cửa thu phí còn lại đảm bảo tuân thủ theo chỉ đạo của Bộ GTVT tại Quyết định số 2129/2020 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 19.
Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, giai đoạn 1 gồm các trạm trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên và một số tuyến cao tốc đến nay đã có 40/44 trạm triển khai và vận hành hệ thống thu phí tự động không dừng.
Bốn trạm còn lại của giai đoạn 1 chưa triển khai là các trạm thuộc hệ thống đường cao tốc do VEC đang quản lý thực hiện do những vướng mắc về do nguồn vốn triển khai, tái cơ cấu các dự án và không thể hoàn thành trong năm 2020.
Đối với 33 trạm giai đoạn 2 của dự án, hiện nay có 25/33 trạm đã được 20 nhà đầu tư quản lý ký phụ lục hợp đồng thu phí tự động không dừng.
Với các trạm thu phí do địa phương là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện, trong tổng số 15 địa phương với 35 trạm thu phí, hiện có 19/35 trạm đã triển khai lắp đặt thiết bị, vận hành và kết nối với dự án của Bộ GTVT; 11/35 trạm đang triển khai thực hiện việc lắp đặt thiết bị và đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ; 5/35 trạm thuộc các dự án BOT đang trong quá trình đầu tư xây dựng, sẽ triển khai ETC khi đưa dự án BOT vào vận hành khai thác.
Như vậy, tổng thể đến 31/12/2020, cơ bản toàn bộ các trạm thu phí trên toàn quốc đủ điều kiện triển khai sẽ được lắp đặt, vận hành hệ thống ETC đáp ứng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ngoại trừ 4 trạm do VEC quản lý, 8 trạm không đủ điều kiện triển khai.
Đề cập đến việc dán thẻ E-tag, tham gia dịch vụ ETC, báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải cho thấy đến nay, số lượng phương tiện dán thẻ và tham gia dịch vụ chưa cao, chưa phát huy hết hiệu quả của hệ thống (mới có khoảng gần 1/3,8 triệu phương tiện, chiếm khoảng 25% phương tiện dán thẻ và tham gia dịch vụ).
Có thể bạn quan tâm
Thu phí tự động không dừng: Lo ngại các dự án phụ phát sinh
03:50, 29/11/2020
Thu phí tự động không dừng: Vì sao doanh nghiệp đòi ký hợp đồng trực tiếp với Bộ GTVT?
05:00, 04/11/2020
Chính phủ gỡ khó thu phí tự động không dừng của VEC
16:22, 17/09/2020
Chính thức thu phí tự động không dừng trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
17:01, 11/08/2020