Thương chiến Mỹ - Trung và "ám ảnh" Huawei

Phạm Hoài Huấn 21/05/2019 11:37

Câu chuyện Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có một quyết định mang tính “sát phạt” đối với Huawei, nhưng các đồng minh thân cận của Mỹ như Đức lại không ủng hộ quyết định này.

Lý do được EU, mà tiên phong là Đức đưa ra là “ Quan điểm của nước Đức, các tiêu chí bảo mật là yếu tố tiên quyết quyết định công ty nào sẽ tham gia mở rộng mạng 5G". 

xdrvavm uu

Nếu Huawei đáp ứng được các tiêu chuẩn khắc khe mà Đức và/hoặc EU đưa ra, hầu như không có cơ sở nào để cấm hãng này được tham gia vào việc cung cấp mạng 5G cho EU

Điều này khiến tôi nhớ đến cuộc nói chuyện gần đây với một Giám đốc kỹ thuật của Intel. Anh này đưa ra nhận xét: “Người phương Tây thường mua hàng theo tiêu chuẩn, trong khi đó người Việt Nam thì cân nhắc mua hàng theo nhãn hiệu”. Vấn đề được đặt ra là: TIÊU CHUẨN hay NHÃN HIỆU mới là thứ quyết định chất lượng của sản phẩm? 

Có thể bạn quan tâm

  • Mỹ - Trung và "chiến tranh lạnh" trong lĩnh vực "nóng"

    07:00, 21/05/2019

  • Huawei và Apple nạn nhân của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

    03:13, 21/05/2019

  • Thương chiến Mỹ - Trung: Già néo có đứt dây?

    11:00, 17/05/2019

  • Thương chiến Mỹ - Trung tạo "cơ hội đặc biệt" cho thị trường bất động sản

    17:46, 15/05/2019

  • Bất chấp căng thẳng, Mỹ - Trung vẫn đàm phán thương mại!

    07:15, 09/05/2019

Khi mua một sản phẩm [cho dù là sản phẩm dành cho dân dụng hay cho công quyền], bản chất bên mua đang mong muốn thoả mãn như cầu của mình. Nhu cầu ấy được đong đo bằng những tiêu chuẩn nhất định. Nhu cầu càng cao, tiêu chuẩn càng khắt khe. Bạn hình dung việc này tựa như việc xây nhà. Khi đã xây nhiều căn nhà hoặc đã ở trong nhiều căn nhà, bạn sẽ rất dễ dàng đưa ra các yêu cầu đối với kiến trúc sư khi họ thiết kế nhà. Nhưng nếu bạn là một người đang quen với việc phải sống ở căn phòng trọ tồi tàn, căn nhà đầu tiên mà bạn xây sẽ bao hàm nhiều khiếm khuyết, mặc cho bạn dành nhiều tâm huyết. 
Cho nên, để thiết kế được tiêu chuẩn tốt, người làm tiêu chuẩn bắt buộc phải rất hiểu NHU CẦU CỦA MÌNH và có sự am hiểu đối với ngành. 
Nhìn từ góc độ đó, tôi ủng hộ quan điểm của Đức. Nếu Huawei đáp ứng được các tiêu chuẩn khắc khe mà Đức và/hoặc EU đưa ra, hầu như không có cơ sở nào để cấm hãng này được tham gia vào việc cung cấp mạng 5G cho EU. Tuy vậy, cũng cần phải thấy rằng, đặc thù của các thiết bị viễn thông luôn gắn liền với cập nhật và bảo trì. Một thiết bị an toàn tại thời điểm bán, không có nghĩa nó sẽ luôn an toàn cho suốt quá trình sử dụng. Cho nên, xét về mặt lý thuyết, rủi ro an ninh từ các thiết bị 5G của Huawei cho Đức và EU là có. Điều này đặt Đức và EU vào hai cái khó khăn:

Một là Đức và EU phải tốn chi phí để giám sát rủi ro; và Hai là mối nguy về an ninh [mạng] là luôn hiện hữu.

Khơi mào cho cuộc thương chiến Mỹ - Trung, vụ Huawei có ý nghĩa quan trọng. Nhà Trắng sẽ phải tranh thủ sự ủng hộ của đồng minh để giết chết hãng này để qua đó có sức ép đối với Bắc Kinh. Mặc dù Trump sử dụng những công cụ mạnh mẽ từ các hãng công nghệ hàng đầu như Google, Intel, Qualcomm nhưng với việc không nhận được sự ủng hộ của EU, rõ ràng đây là một thất bại lớn về mặt chiến lược. Theo đó, Trump còn phải giải quyết những thách thức sau:
Một là: Thương chiến sẽ kéo theo những hệ luỵ đến nền kinh tế Hoa Kỳ. Ngay cả các đại gia như Google, Intel, Qualcomm cũng sẽ lãnh đủ vì dù yêu hay ghét, thì Trung Quốc vẫn là một thị trường lớn. Sức ép đó sẽ kéo theo những làn sóng phản ứng trong lòng nước Mỹ.
Hai là: Vụ Huawei càng kéo dài, thì nó càng giúp cho chính quyền Bắc Kinh tạo dựng niềm tin trong dân chúng về vị thế của Trung Quốc trong việc tạo ra một trật tự mới trong thế kỉ XXI.
Ba là: Trong một thời gian ngắn ngủi, toàn bộ hạ tầng viễn thông của Mỹ phải thay mới các sản phẩm của Huawei, là một điều không dễ dàng. Việc thay đổi đột ngột này sẽ gây ra những hậu quả khủng khiếp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thương chiến Mỹ - Trung và "ám ảnh" Huawei
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO