Thương chiến Trung-Úc đã thành hiện thực?

Diendandoanhnghiep.vn Không còn là đe dọa trừng phạt kinh tế, Bắc Kinh đã ra tay trả đũa chính quyền của Thủ tướng Scott Morrison vì những lời kêu gọi điều tra nguồn gốc virus.

Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne ban đầu lên tiếng ủng hộ một cuộc điều tra trong một chương trình truyền hình của Úc.

Ngoại trưởng Úc, Marise Payne.

Ngoại trưởng Úc, Marise Payne.

Vài ngày sau, đại sứ Trung Quốc tại Úc Cheng Jingye đã đáp trả bằng việc đe dọa  một cuộc tẩy chay hàng hóa, du lịch và du học tại Úc. Và dĩ nhiên, chưa đầy một tháng sau, chiến dịch trừng phạt chính quyền Canberra dường như đã được Bắc Kinh tiến hành một cách đầy đủ.

Mọi diễn biến được Bắc Kinh triển khai một cách chóng vánh, vào ngày 12/5, Trung Quốc đã ngừng nhận thịt bò từ bốn lò mổ lớn của Úc, tất nhiên là với lý do an toàn sức khỏe. Năm ngày sau, Trung Quốc áp thuế hơn 80% đối với việc nhập khẩu lúa mạch Úc như một phần của cuộc thăm dò chống bán phá giá.

Sự “rạn vỡ” là không tránh khỏi

Có thể nói, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc, với tổng thương mại giữa hai nước lên tới hơn 214 tỷ USD chỉ tính riêng trong năm 2018. Thời điểm này, khi mà Úc đang phải đối mặt với viễn cảnh hiện hữu của sự suy thoái từ đại dịch COVID-19 thì mối quan hệ kinh tế đó càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Mối quan hệ ngày càng

Mối quan hệ ngày càng "rạn vỡ" của nội các hai thủ tướng Scott Morrison và Lý Khắc Cường.

Liên tục gần đây, các mối quan hệ giữa hai nước đang rơi vào tình trạng căng thẳng và kèm theo đó là những lời “không mấy hay ho” về nước Úc gia tăng trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, các chuyên gia cho rằng đã có sự “rạn vỡ” trong quan hệ giữa hai nước.

Thực tế trên phương diện chính trị và thương mại, các chuyên gia cho rằng, Úc được coi là một trường hợp thử nghiệm  cho việc một nền dân chủ tự do có mối quan hệ thương mại chặt chẽ với chính quyền Bắc Kinh. Trong nhiều thập kỷ trở lại đây, Canberra đã đang bị kẹt giữa một Trung Quốc hùng mạnh đang trỗi dậy, mang lại những lợi ích kinh tế lớn cho Úc và một mối quan hệ đồng minh thân cận với Hoa Kỳ.

Phần lớn hàng hóa xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc là các nguyên liệu thô như quặng sắt, than, vàng và len, để đáp ứng việc tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của đất nước này. Trong khi đó, Úc nhập khẩu một lượng lớn hàng tiêu dùng và linh kiện kỹ thuật từ Trung Quốc.

Trước đây, mối quan hệ giữa hai nước đã có va chạm và gây ra tình trạng “đóng băng” ngoại giao trong một thời gian dài vào năm 2017. Và gần đây, cũng chính trong môi trường quan hệ “lạnh lẽo” này, Payne, ngoại trưởng Úc, lên tiếng kêu gọi điều tra về nguồn gốc của đại dịch COVID-19.

Tiếp tục ngay sau đó, Thủ tướng Scott Morrison đã trở thành nhà lãnh đạo quốc tế đầu tiên bên ngoài Hoa Kỳ kêu gọi điều tra chính thức. Điều này càng làm cho mối quan hệ giữa hai nước trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.

Có vẻ như tại thời điểm này, mối quan hệ đó sẵn sàng “bốc cháy” bất cứ lúc nào. Mới đây, đại sứ Cheng tại Canberra đã bị chính phủ Úc triệu tập và “chỉnh đốn” những bình luận của ông này về việc xuất khẩu rượu và thịt bò Úc.

Ngay lập tức, một làn sóng tẩy chay hàng hóa Úc tràn ngập trên các trang mạng xã hội của Trung Quốc. Và Bộ trưởng Thương mại Úc, Simon Birmingham cho biết vào ngày 13/5 rằng các quan chức Trung Quốc đã nói “không còn gì để đàm phán”.

Và dường như để đáp lại điều đó, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp Úc, David Littleproud trả lời một cuộc phỏng vấn trên Đài phát thanh nước Úc rằng, quan điểm của Úc rất rõ ràng, sẽ không bao giờ thay đổi chính sách dưới bất kỳ mối đe dọa hoặc ép buộc kinh tế nào.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia cho rằng, chắc chắn chính quyền Bắc sẽ trả đũa. Chuyên gia Trung Quốc McGregor cho biết, rất có khả năng Bắc Kinh dùng chiêu “giết gà dọa khỉ”, sử dụng Úc để gửi thông điệp tới toàn thế giới.

"Khi Trung Quốc muốn trừng phạt một quốc gia, họ làm điều đó ở nơi công cộng để quốc gia đó và toàn bộ người dân của họ biết rõ rằng họ sẽ phải trả giá như thế nào nếu “gây hấn” với Trung Quốc", McGregor nói.

Người Úc sẽ thiệt hại

Trong vòng ba thập kỷ qua, Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất của Úc, chiếm đến hơn 1/3 hàng hóa nước này xuất khẩu ra thế giới, chủ yếu là quặng mỏ và sản phẩm nông nghiệp.

Ngoài ra, Trung Quốc hiện đang nắm giữ 9 triệu mẫu đất, một số hầm mỏ, một số trang trại sản xuất điện, phi trường Merrendin Tây Úc, cảng Darwin và nhiều cơ sở hạ tầng chiến lược khác tại Úc.

Theo ước tính nếu GPD Trung Quốc giảm 2% thì GDP Úc cũng bị giảm đến 1%. Sự lệ thuộc nặng nề của Úc vào Trung Quốc là điều mà bất cứ ai cũng nhận ra.

Thời điểm này, trong khi mối quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh ngày càng xấu đi, thì có một cuộc tranh luận đa chiều đang gia tăng bên trong nước Úc về việc nước này có cần phải đối đầu với chính phủ Trung Quốc hay không?

Andrew Hastie, Chủ tịch Ủy ban Liên hợp Quốc hội về Tình báo và An ninh của Úc, đã đăng một bản kiến nghị lên trang web của mình kêu gọi chính phủ "hành động vì chủ quyền của Úc". Ông này cho rằng, vì sự an toàn và thịnh vượng kinh tế của nước Úc, hãy cắt giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào sắc mặt của chính quyền Bắc Kinh trong vấn đề kinh tế.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Úc Bob Carr lại cho rằng Canberra đang mạo hiểm để tạo ra sự căng thẳng trong mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh. Và theo ông này, sẽ là sai lầm khi chính quyền Úc cho rằng, Hoa Kỳ sẽ bảo vệ đất nước này khỏi những động thái hung hăng của Bắc Kinh

Trung Quốc cũng khó bảo toàn

Gần đây, Trung Quốc đang cố tình tạo ra các cú đánh vào việc xuất khẩu hàng nông sản của Úc bằng cách chi hàng tỷ đô la nhập khẩu các mặt hàng này từ Hoa Kỳ. Một phần như để “xoa dịu” chính quyền Trump, một phần là để đáp ứng thỏa thuận “ngừng bắn” trong cuộc thương chiến Mỹ-Trung.

Theo các chuyên gia kinh tế, rất có khả năng các nhà xuất khẩu nông sản Mỹ sẽ lấp đầy khoảng trống mà thị trường Úc để lại. Và điều này liệu có làm xấu đi quan hệ chiến lược của Hoa Kỳ và Úc?

Trong một bài báo hôm thứ Tư, Bloomberg dẫn lời các nguồn tin nói rằng các quan chức Trung Quốc đã lập ra một danh sách “các mục tiêu tiềm năng” để trả đũa Úc trong tương lai, bao gồm hải sản, bột yến mạch và trái cây của Úc.

Chính quyền của Thủ tướng Scott Morrison liệu có đứng vững trước những đòn trừng phạt kinh tế của Trung Quốc?

 Thủ tướng Scott Morrison liệu có đứng vững trước những đòn trừng phạt kinh tế của Trung Quốc?

Chính quyền của Thủ tướng Scott Morrison đang đứng giữa hai luồng dư luận trái chiều về việc trả đũa của Bắc Kinh. Một bên yêu cầu hàn gắn lại mối quan hệ đang rạn vỡ với Bắc Kinh, một bên cương quyết giữ vững lập trường nước Úc trong thời điểm này.

Chưa biết quyết định của Canberra là gì, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng,  Bắc Kinh cần phải cẩn trọng trong việc đẩy các mối quan hệ thương mại giữa hai nước lên mức độ căng thăng, đặc biệt là vào thời điểm các nước ở châu Âu và châu Á đang “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” với Trung Quốc.

Bởi vì đơn giản một điều, thời gian này, gần như cả thế giới đang quay lưng lại với Trung Quốc và nếu họ thấy Bắc Kinh trừng phạt một đất nước chỉ vì những quan điểm cần sự minh bạch và rõ ràng trong đại dịch toàn cầu thì điều đó sẽ khiến nhiều nước sẽ phải nhìn nhận lại về mối quan hệ với Trung Quốc.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thương chiến Trung-Úc đã thành hiện thực? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711646700 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711646700 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10