Sẽ rất sai nếu ai đó nhận xét người Mỹ chỉ có bom đạn và chiến tranh, kỳ thực người Mỹ vô cùng tinh tế!
“Người Mỹ trầm lặng” là tên một bộ phim về đề tài chiến tranh Đông Dương, do đạo diễn Phillip Noyce thực hiện chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn người Anh, Graham Greene.
Bộ phim trở nên đặc sắc với người Việt là bởi mối tình giữa một “Người Mỹ trầm lặng” chính là bác sỹ nhãn khoa Pely, sang Việt Nam làm từ thiện (do tài tử Brendan Fraser thủ vai) với Phượng (do nghệ sỹ Đỗ Thị Hải Yến thủ vai).
Bộ phim được quay năm 2002, lấy bối cảnh những năm kháng chiến chống Pháp, lúc này người Mỹ chưa hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam nhưng một âm mưu hất cẳng Pháp được dự báo.
Một hình ảnh người Mỹ trầm lặng xuất hiện mãi tận 27 năm sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, bằng mối duyên tình giữa Pely và Phượng, người Mỹ muốn nói quá nhiều điều. Sẽ rất sai nếu ai đó nhận xét người Mỹ chỉ có bom đạn và chiến tranh, kỳ thực người Mỹ vô cùng tinh tế!
Nhiều thế hệ người Việt vẫn chưa thể xóa nhòa ký ức chiến tranh, dù Việt - Mỹ đã bắt tay cùng nhau hứa hẹn bước vào khoảng trời mới, tương lai mới, vận hội mới, điều đó có công lao không nhỏ từ những thông điệp “ngoại giao văn hóa”.
Barack Obama từng khiến người Việt cảm thấy tự hào về truyền thống cha anh trong bài phát biểu nhân chuyến thăm Việt Nam hồi năm 2016 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Ông trích thơ thời Trần, nhạc Văn Cao và kết thúc bằng hai câu Kiều gây xốn xang: “Rằng trăm năm cũng từ đây/ Của tin gọi một chút này làm ghi”.
Còn thêm người Mỹ trầm lặng nào khác?
Hoàn cảnh mối quan hệ Trung - Triều tuy khác Việt - Mỹ nhưng cả hai đều chung bản chất. Giữa lúc căng thẳng leo thang, tưởng chừng Trump sẽ hạ lệnh khai hỏa nhằm vào Triều Tiên, nhưng điều đó không xảy ra, điều đó cho thấy sự tỉnh táo đến mức thực dụng kiểu Mỹ.
Chỉ cần một vài động thái Mỹ đã đưa Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán bằng hội nghị thượng đỉnh tại Singgapore vào ngày 12/6 tới đây. Trong một vài động thái đó đáng chú ý là cuộc gặp giữa ông Kim Jong un với ông Moon Jea in.
Báo giới tốn nhiều giấy mực cho cuộc hội ngộ này, nhưng có thể sẽ rất lâu nữa (hoặc không bao giờ) người ta mới thấy Nam Bắc Triều có thêm động tĩnh gì về vấn đề hòa bình. Điều đó có nghĩa, cuộc gặp Kim - Moon là bước chạy đà để Mỹ chính thức ra tay. Nó giống y chang với chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Người Mỹ muốn gửi thông điệp gì đến Triều Tiên? Hòa bình ổn định vô điều kiện hay một loạt những mặc cả? Giới chuyên môn từng đồn đoán Mỹ - Triều sẽ chọn Trung Quốc, hoặc Việt Nam cho hội nghị thượng đỉnh; khu phi quân sự giữa hai miền cũng có khả năng, nhưng cuối cùng lại là quốc gia giàu nhất Đông Nam Á.
Có thể bạn quan tâm
|
Lần này Singgapore có đóng vai “Một người Mỹ trầm lặng” mang thông điệp hòa giải như với Việt Nam hay không? Cả thế giới biết Mỹ là quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất trên đảo quốc Sư tử, thậm chí quân đội Mỹ đang sử dụng một vài căn cứ quân sự ở đây.
Tuy nhiên, ngoại trưởng Singgapore từng lên tiếng bác bỏ quan điểm trên tờ Washington Post cho rằng, nước này là đồng minh của Hoa Kỳ. Mặc dù vậy nhưng Sing - Mỹ luôn tồn tại nhiều nét tương đồng, người ta từng ví “có một Singgapore rất Mỹ”.
Vì vậy Trump mời Kim Jong un đến đây không khác mấy với việc mời về “nhà” mình, để vừa tránh được một chuyến thăm cấp nhà nước. Chọn Singgapore cho cuộc gặp cấp cao, một lần nữa cho thấy người Mỹ luôn muốn mình là “chủ nhà” trong mọi việc. Người Mỹ muốn nói gì với ông Kim?
Đáng chú ý, Triều Tiên có mối quan hệ khá tốt với Singgapore, với một lịch sử đặc biệt - được thành lập bởi người Anh, thoạt đầu là trạm mậu dịch của công ty Đông Ấn Anh, con đường đưa đảo quốc Sư tử trở nên giàu có như ngày nay luôn có bóng dáng của những người Phương Tây. Phải chăng là một định hướng nào đó cho Triều Tiên, nhất là khi mối quan hệ nước này với Hàn Quốc “ấm” dần lên?
Nước Mỹ đã gây thù chuốc oán khắp nơi trên địa cầu, điều đó khó tránh khỏi để một thế lực muốn duy trì sự ảnh hưởng về lâu dài. Bởi thế người Mỹ có rất nhiều thứ “thầm lặng” chứ không chỉ là một vai diễn trên phim.