“Sân nhà” là lợi thế lớn của di động Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Mỹ... nhưng điều này không đúng ở Việt Nam.
Ông Ngô Nguyên Kha, CEO Mobiistar từng “tâm sự” với báo chí trong khi đề cập đến cảnh "cô đơn" của công ty này trên thương trường toàn các đối thủ ngoại rằng, nếu có một thương hiệu điện thoại Việt khác cùng cạnh tranh với Mobiistar, thì đó là điều đáng mừng.
“Trầm cảm” vì điện thoại
Khi đó, Mobiistar không hẳn cô đơn. Bkav của ông Nguyễn Tử Quảng đã ra mắt điện thoại Bphone từ 2015 và đến 2017 tiếp tục làm điều đó giữa những ồn ào tranh cãi. Từ "nhất thế giới", "thật không thể tin nổi", Bphone được đi kèm slogan "chất". Asanzo, một thương hiệu non trẻ khi đó, đang thắng trong mảng điện tử tiêu dùng nhờ thị phần ở nông thôn, cũng nhanh chóng nhập cuộc chơi di động, tham vọng kiếm lời từ nhóm smartphone dưới 3 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
15:20, 09/05/2019
13:44, 09/05/2019
05:00, 08/05/2019
00:14, 07/05/2019
00:00, 03/05/2019
Tuy nhiên, bức tranh di động của 2017 nhanh chóng đổi màu qua từng năm. 2018, Bkav vẫn ra điện thoại mới dù CEO Nguyễn Tử Quảng thừa nhận “một thời gian dài bị trầm cảm” vì đọc những bình luận, bài viết trên mạng xã hội. Trong khi đó, Mobiistar của cuối năm 2018 cũng đã đi tìm cơ hội khác. Thương hiệu này rời bỏ thị trường Việt Nam và chuyển hướng hoàn toàn sang Ấn Độ, nơi có dân số đông hơn và còn cơ hội cho smartphone giá rẻ. CEO Ngô Nguyên Kha bỏ ngỏ khả năng quay lại Việt Nam trước mọi câu hỏi từ báo chí.
Thực tế đã cho thấy câu trả lời. Hãng di động từng một thời ôm khao khát mang điện thoại Việt vào mọi gia đình Việt, nay đã chuyển sang tìm cách phổ cập di động cho người Ấn. Tương tự, Asanzo sau 2 năm "thử sức" với nhóm di động giả rẻ, cũng đã dừng bước và không hẹn ngày tái ngộ. CEO Phạm Văn Tam cho biết công ty tập trung vào thế mạnh lõi là TV và đồ gia dụng.
Ông Mai Triều Nguyên - Giám đốc hệ thống bán lẻ lâu đời ở TP HCM nói về cái chết từ từ của điện thoại Việt: “Sống tùy từng thời điểm, nhưng đường dài thì họ chịu không nổi nhiệt. Nội lực họ có gì? Họ làm được gì cho chiếc điện thoại mang tên mình ngoài xây thương hiệu và đi đặt hàng từ Trung Quốc”.
Vẫn theo ông Nguyên, mức độ cạnh tranh ngành di động quá khắc nghiệt. Những tên tuổi lớn như Samsung và Apple đã làm quá tốt và trưởng thành, chủ động các khâu và mỗi năm ra hàng loạt sản phẩm lấp đầy các phân khúc. Còn với Asanzo, Mobiistar hay những cái tên cũ kỹ hơn như Q-Mobile, Thành Công Mobile... ban đầu có lợi thế giá rẻ và am hiểu thị hiếu nông thôn với pin lớn, chuông to, 2 SIM...và không có gì hơn.
Nhưng cuộc đổ bộ của hàng loạt thương hiệu Trung Quốc như Oppo, Honor, Huawei, Xiaomi... đã khiến điện thoại Việt khốn đốn. Các hãng này sẵn sàng “đạp giá” để giết chết đối thủ cạnh tranh ở giai đoạn đầu. Không đấu lại các tên tuổi Trung Quốc ở phân khúc giá rẻ, điện thoại Việt tiến lên nhóm phổ thông và cao cấp cũng không có kết quả tốt.
Hàng Việt đơn điệu, hàng ngoại “ảo diệu”
Công bằng mà nói, các mẫu điện thoại “nội” rất khó cạnh tranhvới các thương hiệu điện thoại nổi tiếng ở nhiều lý do. Thứ nhất, thương hiệu. Thứ hai, chất lượng sản phẩm. Thứ ba, mẫu mã sản phẩm. Thứ tư giá tiền.
Ngoài ra, chiến lược marketing của các doanh nghiệp điện thoại “ngoại” cũng đang “ăn đứt” các doanh nghiệp nội nhờ tiềm lực tài chính mạnh và nhiều mẫu điện thoại, trải dài nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Nếu như BKAV chỉ có duy nhất mẫu Bphone 3 cạnh tranh trên thị trường với tiêu chí là "người Việt dùng hàng Việt", thì Samsung có hàng chục mẫu điện thoại, từ cao cấp, cận cao cấp, trung cấp, giá rẻ.
Thậm chí, Samsung biết cách tách biệt từng phân khúc khách hàng. Đơn cử như, đối tượng khách hàng là phụ nữ thì có kiểu dáng mảnh mai, nhỏ gọn. Ở phân khúc thanh - thiếu niên, Samsung phát triển dòng J với camera trước siêu "ảo diệu" đánh vào tâm lý thích chụp ảnh “tự sướng” (selfie) nhưng giá cả lại phải chăng. Hoặc phân khúc cao cấp, hướng tới người tầng lớp doanh nhân, thích trải nhiệm những công nghệ mới. Thâm chí, phân khúc giá rẻ dưới 3 triệu đồng cũng được nhà sản xuất Hàn Quốc chú trọng, hướng tới đối tượng khách hàng có thu nhập thấp.
Không chỉ Samsung, các hãng di động Trung Quốc cũng đang có chiến lược này tại Việt Nam. Đơn cử như dòng Mi 8 của Xiaomi. Chỉ trong vòng 2 tháng, hãng công nghệ Trung Quốc này “đẻ” liên tục các dòng Mi8, từ Mi8 thường, Mi8 Lite, Mi8 EE, Mi8 Pro nhằm cạnh tranh thị phần với các đối thủ. Và lẽ đương nhiên, để cạnh tranh với những thương hiệu điện thoại ngoại là không dễ với các doanh nghiệp nội.