Thương nhân kinh doanh xăng dầu có thể chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài

Diendandoanhnghiep.vn Thương nhân kinh doanh xăng dầu được chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng không quá 34%.

Bộ Công Thương đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu, với một số điểm mới đáng chú ý.

Bộ Công Thương khẳng định Nghị định số 83/2014/NĐ-CP - cơ sở pháp lý để liên Bộ Công Thương - Tài chính điều hành thị trường xăng dầu trong nước - cần được rà soát, sửa đổi bổ sung để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế.

“Thời gian vừa qua đã có sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất, kinh doanh mặt hàng xăng dầu trong nước nên công thức tính giá cơ sở dựa trên số liệu từ nguồn nhập khẩu không còn phù hợp; việc tham gia các hiệp định thương mại FTAs dẫn đến có nhiều mức thuế suất nhập khẩu xăng dầu khác nhau từ các thị trường, khu vực được hưởng ưu đãi về thuế quan…”, Bộ này cho biết.

Sẽ quản lý thương nhân sản xuất xăng dầu 

Tại Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, khái niệm về xăng dầu thuộc đối tượng quản lý chỉ bao gồm các sản phẩm từ quá trình lọc dầu thô, dùng làm nhiên liệu.

Trong khi đó, quy định đối với các thương nhân sản xuất xăng dầu từ quá trình tái chế rác thải chưa có. Bộ Công Thương cho rằng cần xem xét và đưa loại hình này vào đối tượng quản lý.

Hiện nay, quy mô sản xuất xăng dầu trong nước chiếm 70-75% tổng nguồn cung cho thị trường trong nước; các thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu chủ yếu mua từ nguồn sản xuất trong nước. Do đó, Bộ Công Thương kiến nghị cần rà soát và thay đổi tên gọi và điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp đầu mối cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Dự kiến nội dung này sẽ được điều chỉnh theo hướng đổi tên thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu thành thương nhân đầu mối xăng dầu bao gồm 2 loại: thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu. Bên cạnh đó, sẽ rà soát lại các điều kiện kinh doanh cho phù hợp.

Một điểm mới đáng chú ý là thương nhân kinh doanh xăng dầu có tổ chức hoạt động sản xuất, chế biến xăng dầu được chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng không quá 34% và phải được Bộ Công Thương chấp thuận sau khi thẩm định.

Việc sửa đổi này dựa trên thực tế là sau khi cổ phần hóa, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì vậy, việc sửa đổi nhằm quy định cụ thể đối tượng được tham gia kinh doanh xăng dầu. 

Theo quy định tại các điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên, nhà đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền phân phối đối với dầu thô và dầu đã qua chế biến. Ngoài ra, theo quy định của Việt Nam về điều kiện gia nhập thị trường, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được quyền xuất nhập khẩu, phân phối đối với dầu thô và dầu đã qua chế biến, được sản xuất xăng dầu với điều kiện phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

Sửa đổi công thức tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu

Tại thời điểm xây dựng Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, cơ cấu về nguồn chủ yếu là xăng dầu nhập khẩu (khoảng 70%); sản lượng xăng dầu trong nước được thực hiện theo cơ chế thu điều tiết và có giá bán tương đương xăng dầu nhập khẩu. Như vậy, việc xây dựng công thức tính giá cơ sở xăng dầu được hình thành trên các yếu tố chi phí tương ứng với nguồn nhập khẩu là phù hợp.

Tuy nhiên đến nay, cơ cấu nguồn cung thay đổi, số lượng doanh nghiệp đầu mối tăng, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại FTAs, những thay đổi về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt, thay đổi về cơ chế tài chính áp dụng cho sản phẩm xăng dầu của Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn...

Do vậy, Bộ Công thương cho rằng cần thiết phải rà soát để sửa đổi công thức tính giá cơ sở dựa trên các yếu tố chi phí hình thành từ hai nguồn (trong nước và nhập khẩu, xác định mức thuế nhập khẩu phù hợp từ các nguồn khác nhau để đưa vào công thức tính giá) để kết cấu lại một mặt bằng giá chung làm cơ sở điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong nước.

Giá cơ sở/tối đa mặt hàng xăng dầu (trừ xăng E5, E10) được xác định bằng (=) Giá cơ sở/tối đa từ nguồn nhập khẩu nhân (x) Tỷ trọng nguồn nhập khẩu cộng (+) Giá tối đa từ nguồn sản xuất trong nước nhân (x) Tỷ trọng nguồn sản xuất trong nước.

Giá cơ sở xăng dầu từ nguồn nhập khẩu được xác định bằng (=) {Giá CIF cộng (+) chi phí thuế nhập khẩu cộng (+) chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt} nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Thuế giá trị gia tăng cộng (+) Chi phí kinh doanh định mức cộng (+) mức trích lập Quỹ Bình ổn giá cộng (+) Lợi nhuận định mức cộng (+) Thuế bảo vệ môi trường cộng (+) Các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Giá cơ sở/tối đa từ nguồn sản xuất trong nước được xác định bằng (=) Giá mua xăng dầu của các thương nhân đầu mối tại kho/cảng của các nhà máy lọc dầu trong nước (đã bao gồm premium, chưa bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT) cộng (+) Chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về kho của thương nhân đầu mối (nếu có) cộng (+) Thuế, phí theo quy định cộng (+) mức trích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu cộng (+) Chi phí kinh doanh định mức cộng (+) Lợi nhuận định mức..

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thương nhân kinh doanh xăng dầu có thể chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714677626 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714677626 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10