Thủy sản Quảng Ninh: Lớn, nhưng chưa mạnh

Diendandoanhnghiep.vn Với lợi thế đường bờ biển hơn 250km, sở hữu hơn 60.000 ha bãi triều, rừng ngập mặn, 20.000ha eo, vịnh biển, Quảng Ninh có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế thủy sản.

Tuy nhiên, thủy sản Quảng Ninh chưa thể phát triển trở thành lĩnh vực kinh tế chủ đạo của tỉnh này.

<p/>Nuôi trồng thủy sản tự phát, không đúng quy định khiến nhiều hộ ở Quảng Ninh rơi vào cảnh thua lỗ do dịch bệnh và thiếu nguồn cung.

Nuôi trồng thủy sản tự phát, không đúng quy định khiến nhiều hộ ở Quảng Ninh rơi vào cảnh thua lỗ do dịch bệnh và thiếu nguồn cung.

Bất cập trong quy hoạch

Mặc dù có lợi thế nổi bật, nhưng khi so sánh với các tỉnh ven biển có nghề nuôi biển trong cả nước, Quảng Ninh vẫn “lép vế”. Riêng sản lượng nuôi tôm của Quảng Ninh đứng thứ 9/29, năng suất chỉ đứng thứ 21/29. Về nuôi biển, các chuyên gia nhận định công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, hạ tầng cơ sở vùng nuôi tại Quảng Ninh chưa theo kịp yêu cầu sản xuất, đặc biệt Quảng Ninh vẫn chưa hình thành được chuỗi giá trị sản xuất bền vững, giá thành còn cao, tính cạnh tranh thấp.

Bất cập lớn được chỉ ra rằng, trong nhiều năm qua, Quảng Ninh đã để phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) tự phát quá nhiều. Điều này khiến hầu hết các hộ NTTS gặp khó khăn về tiêu thụ, thiệt hại kinh tế lớn do thủy hải sản không tiêu thụ được. Ngoài lý do dịch bệnh, rất nhiều hộ nuôi tự phát, thiếu tính đồng bộ về kỹ thuật, khoa học khiến thủy hải sản chết hoặc bệnh không phát triển được như mong muốn. Bên cạnh đó, các hộ nuôi tự phát cũng không xác định được nhu cầu thực sự của thị trường.

Ông Nguyễn Thế Vinh, hộ NTTS Quảng Yên cho biết: “Đã có thời điểm các hộ nuôi hàu cửa sông ở đây bước vào vụ thu hoạch, với sản lượng ước tính trên 20.000 tấn. Tuy nhiên, việc NTTS tự phát dẫn đến thiếu tính toán, không có đầu ra ổn định, khiến cho lượng lớn thủy sản này bị ùn ứ, gây thiệt hại nằng nề đến hộ nuôi. Riêng gia đình tôi cũng thiệt hại vài trăm triệu đồng do không tiêu thụ được hàu”.

Việc tự phát NTTS lại tập trung quá mức nuôi hàu và các loại nhuyễn thể ven bờ đã làm tăng áp lực môi trường nuôi, dịch bệnh phát sinh nhiều, năng suất thấp. Hạn chế trong kiểm soát quá trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc chưa phù hợp với nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường, đặc biệt là xuất khẩu.

Phó Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh Quảng Ninh, ông Ngô Hùng Dũng chia sẻ: "Để đáp ứng được vùng nguyên liệu chế biến xuất khẩu thì chúng ta phải quy hoạch, phân khu, làm đúng theo quy trình, đáp ứng đủ tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, Quảng Ninh có nhiều nguyên liệu nhưng chỉ phục vụ nội địa. Do đó, tỉnh cần có chính sách quy hoạch nuôi trồng, phát triển, đủ điều kiện xuất khẩu nước ngoài, đó mới là yếu tố phát triển kinh tế biển mạnh".

Tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 thủy sản chiếm khoảng 2% GRDP toàn tỉnh và khoảng 60% GRDP toàn ngành nông nghiệp của tỉnh.

Giải pháp nào để gỡ khó?

Trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển của Quảng Ninh, thủy sản được định hướng là ngành kinh tế quan trọng. Mục tiêu đến năm 2030, thủy sản chiếm khoảng 2% GRDP toàn tỉnh và khoảng 60% GRDP toàn ngành nông nghiệp của tỉnh. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá cố định đạt trên 10.700 tỷ đồng (chiếm khoảng 60% toàn ngành nông nghiệp), bình quân tăng trưởng 6,3%/năm và tiếp tục tạo việc làm ổn định cho 50.000 lao động. Tuy nhiên, với những bất cấp đã nêu, nếu Quảng Ninh không có giải pháp sớm, sẽ rất khó đạt được mục tiêu đề ra.

Ông Nguyễn Minh Sơn – Giám đốc Sở NN & PTNT tỉnh Quảng Ninh: “Đối với những bất cập trong NTTS, trong thời gian tới, các ngành chức năng sẽ tích cực phối hợp với địa phương có diện tích NTTS lớn để tăng cường công tác ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nuôi, trồng, quản lý thức ăn, thuốc thú y, vật tư, con giống ... Bên cạnh đó, sẽ thực hiện quan trắc đánh giá môi trường nuôi, hỗ trợ các địa phương, người nuôi trồng thủy, hải sản về mức độ ô nhiễm môi trường nuôi, để có quy trình xử lý phù hợp, an toàn dịch bệnh, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm thủy, hải sản. Ngoài ra, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, cấp mã vùng nuôi, kỹ thuật nuôi cho từng loài thủy, hải sản đảm bảo phù hợp với sức tải môi trường.

“Tỉnh cũng đã chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng chính sách hỗ trợ cho ngư dân NTTS đúng quy định, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, thay thế phao xốp và các loại vật liệu gây ô nhiễm môi trường nuôi. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch, nuôi trồng không được cấp phép, vi phạm các tuyến luồng thủy nội địa”, ông Sơn cho biết.

Được biết, Quảng Ninh đã và đang tăng cường tiến hành thẩm định, cấp các mã vùng nuôi, mã cho cơ sở chế biến an toàn, xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, nuôi trồng làm nền tảng để sản phẩm thủy sản Quảng Ninh có thể tiếp cận các thị trường khó tính song mang lại giá trị cao, đặc biệt nông nghiệp Quảng Ninh, trong đó có lĩnh vực thủy sản, phải đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số.

Cùng với đó là các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc; sớm đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch nông, lâm sản, thủy sản tại Móng Cái với hệ thống cơ sở hạ tầng kho lạnh, chợ cá, cảng đồng bộ, hiện đại nhằm vận chuyển, lưu kho các sản phẩm thủy sản sang thị trường Trung Quốc...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thủy sản Quảng Ninh: Lớn, nhưng chưa mạnh tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714108519 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714108519 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10