Thực tiễn đang đặt ra yêu cầu cần sớm có nghiên cứu để đưa ra Chính sách đất đai phù hợp cho phát triển nông nghiệp hiệu quả trong thời gian tới.
LTS: Chủ trương tích tụ đất đai cho sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa được kỳ vọng sẽ đem đến đột phá trong nông nghiệp, có thể hình thành một thị trường đất đai đúng nghĩa kết hợp với chính sách chuyển đổi sinh kế phù hợp cho nông dân. Đây là một trong những nội dung Chính phủ đề nghị đưa vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tiễn cũng đang đặt ra một số vấn đề liên quan đến việc xác định mô hình tối ưu gắn với chính sách phù hợp về đất đai để xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao trong giai đoạn tới.
Xét từ kinh nghiệm quốc tế đang cho thấy có những sự khác biệt nhất định với mô hình mà Việt Nam đang áp dụng. Thực tế cũng đang đặt ra vấn đề là sự tham gia của các doanh nghiệp vào nông nghiệp không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả như kỳ vọng.
Chủ trương phát triển nông nghiệp như một sở trường của Việt Nam là rất hợp lý nhưng vấn đề cách thức phát triển như thế nào thì cũng có gì đấy khác các nước đang phát triển đã làm đối với nền nông nghiệp theo hướng hàng hóa.
Thực tiễn tại một số nước đang phát triển trên thế giới cũng đã chứng minh sản xuất nông nghiệp thường áp dụng trên quy mô trang trại hộ gia đình. Tại Việt Nam hiện nay, chúng ta đang lấy doanh nghiệp làm động cơ, động lực chủ yếu để cùng với các hộ gia đình theo một phương thức nhất định để phát triển nông nghiệp.
Cho đến nay các doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp đều không thực sự hiệu quả, ít nhất là từ góc độ lợi nhuận như trường hợp của VinEco chẳng hạn, dù đầu tư lớn, làm triệt để nhưng đến nay có thể thấy đã “buông”. Tương tự rất nhiều doanh nghiệp khác như TH True Milk, Hoàng Anh Gia Lai,… đều có những ý rằng mô hình có vẻ như là không thực sự hiệu quả.
Trong bối cảnh hiện nay, cần xem xét và cân nhắc mối tương quan giữa 2 vấn đề mà lâu nay vẫn được nhắc đến là quy mô lớn và công nghệ cao. Thực sự công nghệ cao thì lại không nhất thiết phải cần quy mô lớn bởi công nghệ cao là đầu tư mật độ cao vào một diện tích đất có thể hẹp.
Đây là kinh nghiệm được rút ra từ mô hình của Lâm Đồng, ngay tại Thành phố Đà Lạt những nhà kính, lưới với diện tích không lớn được áp dụng công nghệ rất cao và đạt được mục tiêu làm ra 1 tỷ đồng/1 ha đất nông nghiệp một năm. Do đó cần rạch ròi ra khi nào thì cần quy mô lớn, có thể sản xuất lúa thì cần.
Thực tế cho thấy, dù dã được quan tâm với nhiều chính sách hỗ trợ nhưng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại Việt Nam vẫn chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng mà một phân nguyên nhân được cho là đến từ việc chính sách đất đai nông nghiệp chưa phù hợp.
Do đó, để hình thành một nền sản xuất nông nghiệp hiệu quả thì cần xem xét và cân nhắc thấu đáo trong công tác cải cách chính sách đất để phát triển nông nghiệp Việt Nam hiện nay.
Thứ nhất, việc sử dụng hiệu quả hơn các diện tích đất nông nghiệp đang được sở hữu bởi nhà nước. Hiện nay đất nông nghiệp nhà nước nắm giữ thông qua các nông lâm trường quốc doanh còn rất nhiều. Do đó, nhân dịp sửa Luật đất đai lần này nên tập trung cải tổ các nông lâm trường quốc doanh hay chính là các công ty nông lâm nghiệp của nhà nước.
Thứ hai, cần làm rõ khi nào thì nên cho doanh nghiệp thuê đất của nhà nước để làm nông nghiệp và khi nào cần khuyến khích các hộ nông dân giỏi thành lập các trang trại dưới dạng hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình để phát triển các trang trại quy mô lớn. Công nghệ cao có thể trên thửa đất hẹp chứ chưa chắc đã cần phải quy mô lớn, hai phạm trù này có thể độc lập với nhau.
Thứ ba, hoạch định rõ chính sách về đất đai nông nghiệp như có kéo dài thời hạn sử dụng hay không hay vẫn là 50 năm, có hạn điền hay không. Nếu tích tụ ruộng đất để cho một người sản xuất giỏi, doanh nghiệp có thể sử dụng đất rộng hơn thì sẽ tính thuế ra sao để hài hòa về khả năng tiếp cận đất đai.
Có thể bạn quan tâm
Tiếp tục rà soát, đánh giá những bất cập liên quan đến tích tụ đất đai
01:37, 15/08/2018
Sửa Luật đất đai: Cần chính sách đất đai nông nghiệp phù hợp
21:38, 25/07/2021
Chậm sửa Luật Đất đai có thể gây ra nhiều hệ lụy
16:52, 21/07/2021
Sửa Luật Đất đai 2013: Giữ quan điểm sở hữu toàn dân về đất đai
14:00, 21/07/2021
Lùi sửa Luật đất đai 2013: Chậm mà chắc
05:10, 02/07/2021
Sửa Luật Đất đai 2013: Cần thống nhất với Bộ luật Dân sự 2015 về hiệu lực của hợp đồng
04:00, 17/06/2021