Với định hướng phát triển công nghiệp bền vững, tỉnh Tiền Giang đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.
>>Tiền Giang xây dựng chính quyền thân thiện
Các KCN, CCN đóng vai trò then chốt trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Đặc biệt trong việc nâng cao giá trị gia tăng, năng lực sản xuất công nghiệp trong các lĩnh vực dệt may, da giày, chế biến thủy sản, sản xuất kim loại, cơ khí, chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ… hướng tới năm 2025 Tiền Giang trở thành tỉnh phát triển trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Tiền Giang được chấp thuận chủ trương quy hoạch 7 KCN với tổng diện tích đất quy hoạch là 2.083,6 ha. Trong đó có 03 khu công nghiệp (KCN Mỹ Tho, Tân Hương, Long Giang) đang hoạt động ổn định với diện tích 816 ha, chiếm 39,2% diện tích quy hoạch; 01 khu công nghiệp (KCN dịch vụ dầu khí Soài Rạp) đang chờ Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phương án chuyển giao có diện tích 285,4 ha, chiếm 13,7% diện tích quy hoạch. Các KCN đang mời gọi đầu tư có tổng diện tích 982,2 ha, chiếm 39,2% diện tích quy hoạch. Các nhà đầu tư cơ bản đã hoàn thành công tác đầu tư hạ tầng, hiện đang tiếp tục đầu tư các hạng mục còn dang dở: đường giao thông, trồng cây xanh, duy tu, sửa chữa hệ thống giao thông, chiếu sáng…
Đến nay, các KCN Tiền Giang thu hút được 110 dự án đầu tư (trong đó có 82 dự án FDI), tổng vốn đầu tư hơn 2,43 tỷ USD và 4.645,86 tỷ đồng; diện tích đất thuê là 525,51ha/770,1 ha chiếm tỷ lệ 68,4% diện tích đất công nghiệp cho thuê (đã tính KCN Soài Rạp); hiện đã cho thuê 502,1 ha/592,8 ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy bình quân đạt 84,7% (không tính KCN Soài Rạp).
>>Tiền Giang phát huy lợi thế thu hút đầu tư
Bên cạnh đó, tỉnh quy hoạch 27 CCN với diện tích 1.007,3 ha, gồm: 05 CCN (CCN Trung An, Tân Mỹ Chánh, An Thạnh, Song Thuận, Gia Thuận 1) đã hoàn thành đầu tư hạ tầng, đang hoạt động ổn định, với tổng diện tích 158,9 ha; 05 CCN đã được chấp thuận chủ trương đầu tư; trong đó, đang xây dựng hồ sơ điều chỉnh CCN An Thạnh 2 ra khỏi Danh mục quy hoạch các CCN trên địa bàn tỉnh, hoàn chỉnh hồ sơ thành lập CCN Mỹ Phước Tây, CCN Thạnh Tân, CCN Gia Thuận 2, xây dựng hồ sơ thành lập CCN Tân Lý Đông, với tổng diện tích 233,9 ha; còn lại 17 CCN với tổng diện tích 614 ha đang được rà soát để lập thủ tục mời gọi đầu tư hoặc thay đổi về vị trí, diện tích hoặc xóa bỏ do không mang tính khả thi trong mời gọi đầu tư. Đến nay, các CCN thu hút 79 dự án (trong đó có 06 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký là 150,3 triệu USD và 2.306,2 tỷ đồng, diện tích thuê đất là 89,8 ha/120,6 ha, đạt 74,5% diện tích đất công nghiệp cho thuê.
Dự kiến tổng số lao động ở các KCN, CCN đến cuối năm 2022 khoảng 115.367 người, tăng 5,8% so 2021.
Ông Nguyễn Nhật Trường, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang cho biết: Để đồng hành cùng các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn vừa qua, Ban Quản lý đã chủ động đề ra nhiều giải pháp sáng tạo và thực thi hiệu quả. Ban đã đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng, thực hiện quy chế liên thông, phối hợp giữa các đơn vị với các ngành trong việc thực hiện giải quyết các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và nhà đầu tư; Ứng dụng công nghệ thông tin để rút ngắn thời gian và công khai thông tin trên website dịch vụ công trực tuyến của tỉnh nhằm đảm bảo các thủ tục thông thoáng, đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Tỉnh Tiền Giang thu hút đầu tư các ngành nghề tạo ra các sản phẩm công nghiệp theo hướng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, công nghiệp ít thâm dụng lao động...
“Trong thời gian tới Tiền Giang sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi, cần thiết để thu hút lấp đầy diện tích các KCN đang hoạt động hoặc đã triển khai xây dựng hạ tầng ở giai đoạn trước và đầu tư mở rộng diện tích khi có nhu cầu. Chú trọng công tác xử lý môi trường theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước trong quá trình hoạt động và sản xuất của khu, cụm công nghiệp; thu hút đầu tư các ngành nghề tạo ra các sản phẩm công nghiệp theo hướng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, công nghiệp ít thâm dụng lao động, giảm tỷ lệ các dự án gia công,... nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước đồng thời khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất, không tiếp nhận các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường cao”- ông Nguyễn Nhật Trường chia sẻ.
>>Phong trào thanh niên khởi nghiệp ở Tiền Giang
Tiền Giang đang tập trung huy động các nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư, đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng bên trong và bên ngoài các KCN, CCN; tổ chức xúc tiến, mời gọi nhà đầu tư thứ cấp vào các KCN, CCN; xúc tiến, mời gọi đầu tư các dự án: KCN Bình Đông, KCN Tân Phước 1 và đẩy nhanh tiến độ thực hiện mời gọi đầu tư các CCN Mỹ Lợi, Long Bình, Vĩnh Hựu, Mỹ Phước 1, 2... Tỉnh tiếp tục đầu tư phát triển vùng công nghiệp Đông Nam Tân Phước và khu vực Gò Công, gắn với hệ thống khu công nghiệp của vùng Đông Nam bộ và vùng ĐBSCL.
“Đây chính là nền tảng quan trọng thực hiện chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả để tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.”- ông Nguyễn Nhật Trường nhận định.
heo ông Nguyễn Nhật Trường, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang: Các doanh nghiệp trong KCN đã góp phần quan trọng làm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển bền vững.
trong đó, UBND tỉnh xem xét điều chỉnh CCN Phú Đông ra khỏi quy hoạch CCN, bổ sung CCN Phú Thạnh vào quy hoạch các CCN trên địa bàn tỉnh, lựa chọn chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN Mỹ Lợi, CCN Long Bình, CCN Vĩnh Hựu.
Có thể bạn quan tâm