Tiền Giang đẩy mạnh xây dựng chính quyền số

LÊ TRANG 03/12/2021 11:20

Tỉnh Tiền Giang đang tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới xây dựng chính quyền số nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước.

 >>Kiên Giang: Phát triển công nghiệp bền vững

 Chuyển đổi số đã giúp công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền thông suốt khi thực hiện giãn cách xã hội do dịch COVID-19.

Chuyển đổi số đã giúp công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền thông suốt khi thực hiện giãn cách xã hội do dịch COVID-19.

Theo Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số (Digital Transformation Index - DTI) năm 2020, tỉnh Tiền Giang đạt 0,3761 so với giá trị trung bình DTI cấp tỉnh là 0,3026, xếp hạng 06 cả nước về mức độ chuyển đổi số (trong đó, xếp hạng chính quyền số và kinh tế số đứng thứ 11, xếp hạng xã hội số đứng thứ 04).

Về thúc đẩy cung cấp dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4, tỉnh Tiền Giang là một trong 23 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ 100% dịch vụ công đủ điều kiện mức độ 4.

Tiếp cận bình đẳng

Trên cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang, tính đến tháng 12/2021, đã có 9.811.572 văn bản đã trao đổi qua mạng giữa 1742 đơn vị; 97,2% thủ tục hành chính được giải quyết đúng hạn. Những con số này phần nào minh chứng cụ thể về những thay đổi mà công nghệ số, quá trình chuyển đổi số, nền kinh tế số đã tạo ra. Vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số thể hiện qua nhiều lợi ích mà người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng.

>>Kiên Giang: Coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn

>>Kiên Giang đặt mục tiêu trở lại top khá PCI

So với năm 2020, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được thực hiện tương đối tốt, mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh nghiệp tăng, tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4 được cải thiện; 100% cơ quan đã thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến với tiêu chí 100% mức độ 2; 100% cơ quan đạt tiêu chí 70% mức độ 3 và hơn 89% cơ quan đạt tiêu chí 40% mức độ 4.

Đến nay, 100% cán bộ, công chức tại các cơ quan nhà nước cấp tỉnh được trang bị máy tính; 100% các sở, ban, ngành đã xây dựng hệ thống mạng nội bộ LAN, 100% máy tính của các đơn vị kết nối internet đường truyền tốc độ cao, 100% cơ quan thực hiện tốt việc tiếp nhận và xử lý văn bản đi, văn bản đến trên phần mềm; 100% cơ quan thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử có ký số liên thông trên phần mềm.

Đặc biệt, khi dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, thực hiện giãn cách xã hội, hầu như các hoạt động đời sống xã hội đều được thay thế bởi hoạt động trên môi trường số.

Chuyển đổi số đồng bộ

Để tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, Tỉnh ủy Tiền Giang đã ban hành Nghị quyết 08 về chuyển đổi số tỉnh Tiền Giang đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Chính quyền số tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo mục tiêu đề ra, Tiền Giang phấn đấu đổi mới căn bản, toàn diện công tác quản lý, điều hành của Nhà nước tiến tới xây dựng chính quyền số; phát triển kinh tế số, xã hội số và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ứng dụng công nghệ số, hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có sức cạnh tranh trên thị trường. Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Tiền Giang thực hiện cao hơn mức trung bình cả nước về các chỉ tiêu chuyển đổi số, tạo tiền đề đến năm 2030 Tiền Giang thuộc nhóm 20 tỉnh, thành dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Cụ thể, Tiền Giang phấn đấu đến năm 2030 có 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 100% hồ sơ công việc tại tỉnh, 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

Bên cạnh đó, 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Đồng thời, hoàn thành việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 (ISO điện tử) tại cơ quan hành chính.

Để thực hiện mục tiêu chuyển đổi số, tỉnh sẽ huy động các nguồn lực, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh; tập trung phát triển nền tảng chuyển đổi số của tỉnh trên cả 3 trụ cột: chính quyền số; kinh tế số và xã hội số.

Theo ông Nguyễn Văn Đậm, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tiền Giang: Để xây dựng chính quyền số hoạt động hiệu quả, công khai, minh bạch, tỉnh đang tập trung gắn với CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đồng thời, tiến hành tập trung chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực có lợi thế như y tế, giáo dục, du lịch, thương mại điện tử, tài chính, ngân hàng…

Có thể bạn quan tâm

  • Kiên Giang phục hồi kinh tế thích ứng với lộ trình an toàn

    Kiên Giang phục hồi kinh tế thích ứng với lộ trình an toàn

    15:13, 26/11/2021

  • Kiên Giang, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ninh đón khách du lịch quốc tế từ tháng 11

    Kiên Giang, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ninh đón khách du lịch quốc tế từ tháng 11

    10:03, 03/11/2021

  • Sở TN&MT Kiên Giang: Đấy mạnh cải cách hành chính để nâng chỉ số PCI

    Sở TN&MT Kiên Giang: Đấy mạnh cải cách hành chính để nâng chỉ số PCI

    13:47, 13/10/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tiền Giang đẩy mạnh xây dựng chính quyền số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO