Tiền Giang: “Hoá giải” môi trường đầu tư kinh doanh

LÊ TRANG 03/08/2020 11:21

Nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam, cửa ngõ kết nối giữa Đồng bằng Sông Cửu Long với TP HCM, tỉnh Tiền Giang là địa phương có nhiều lợi thế cạnh tranh, nhất là liên kết vùng.

Nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam, cửa ngõ kết nối giữa Đồng bằng Sông Cửu Long với TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ, tỉnh Tiền Giang là địa phương có nhiều lợi thế cạnh tranh, nhất là liên kết vùng. Tận dụng lợi thế này, tỉnh thực hiện nhiều chính sách ưu tiên mời gọi đầu tư, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải cách hành chính… 

Gần đây, Tiền Giang nổi lên là một địa phương dẫn đầu khu vực về thu hút đầu tư

Gần đây, Tiền Giang nổi lên là một địa phương dẫn đầu khu vực về thu hút đầu tư

Từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế

Ngay từ những ngày đầu năm 2020, tình hình hạn mặn đã diễn với quy mô và tốc độ bất thường cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó Tiền giang là tỉnh ven biển chịu tác động đầu tiên của thực trạng biến đổi khí hậu này. Đây thực sự là thách thức rất lớn đối với bộ máy chính quyền Tiền Giang trong việc giải quyết các mục tiêu trước mắt cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 28.148 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế: chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 39,7% (cùng kỳ 41,2%); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 26,6% (cùng kỳ 25,7%); khu vực dịch vụ chiếm 27,5% (cùng kỳ 27,2%); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,2% (cùng kỳ 5,9%).  

Tính đến hết Quý II/2020, vốn đầu tư toàn xã hội của Tiền Giang ước được 9.065 tỷ đồng, đạt 24,3% kế hoạch, tăng 12,2% so cùng kỳ; trong đó vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 6.125 tỷ đồng, chiếm 67,6%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.514 tỷ đồng, chiếm 16,7%, vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước 1.140 tỷ đồng, chiếm 12,6%.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, Ban Quản lý các khu công nghiệp Tiền Giang đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 5 dự án đầu tư mới, đạt 62,5% kế hoạch, tăng 66,7% so cùng kỳ. Trong đó có 1 dự án đầu tư vào hạ tầng cụm công nghiệp, 3 dự án đầu tư vào khu công nghiệp và 1 dự án đầu tư vào cụm công nghiệp và điều chỉnh cho 14 lượt dự án đầu tư, tăng 7,7% so cùng kỳ; trong đó có 05 dự án điều chỉnh tăng vốn, tăng 66,7% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư 6 tháng là 3.147 tỷ đồng, (trong đó vốn FDI là 124,1 triệu USD và 260 tỷ đồng), bằng 35% so cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư cấp mới là 2.636 tỷ đồng, bằng 31% so cùng kỳ. Vốn đầu tư điều chỉnh tăng 510,8 tỷ đồng, tương đương so cùng kỳ.

Đáng chú ý, kết quả trên đạt được trong bối cảnh nền kinh tế của cả nước gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19. Qua một số kết quả đã đạt được đã phần nào khẳng định hướng đi đúng và nỗ lực của Tiền Giang trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng tăng trưởng

Năm 2020, tỉnh Tiền Giang đặt mục tiêu thu hút 29 dự án với tổng vốn đầu đăng ký đạt 19.000 tỷ đồng (tăng 4 dự án và tăng 14% so với năm 2019). Trong đó, tỉnh chủ trương tập trung thu hút đầu tư các dự án thứ cấp vào các khu công nghiệp Long Giang, Gò Công; các cụm công nghiệp Gia Thuận 1, Thạnh Tân, An Thạnh II; tổ chức xúc tiến, mời gọi đầu tư phát triển các cụm công nghiệp Tân Lý Đông, Mỹ Phước Tây và Long Bình.

Trong hai Quý đầu năm nay, mặc dù tình hình kinh tế suy giảm do dịch bệnh COVID–19 và thiên tai diện rộng nhưng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ở Tiền Giang vẫn khả quan.

Theo Phó Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang Nguyễn Thanh Liêm, nhờ những nỗ lực khắc phục khó khăn, tăng cường xúc tiến đầu tư, Tiền Giang đã thu hút thêm 3 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn, tăng hơn 50% so cùng kỳ năm trước và đạt 37,5% kế hoạch cả năm. Tổng vốn đầu tư của các dự án trên 1.026 tỷ đồng và diện tích đất công nghiệp cho thuê 10,7 ha. Ngoài ra, tỉnh có 8 lượt dự án điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn điều chỉnh tăng 15 triệu USD, tương đương 325,48 tỷ đồng. Như vậy, đến nay, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút 106 dự án đầu tư.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ xây dựng “Nhà nước kiến tạo và lấy doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ”, thời gian qua UBND tỉnh đề ra và triển khai thực hiện nhiều giải pháp. Tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ- CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, UBND tỉnh đề ra 8 nhóm giải pháp chủ yếu, kết quả đến giờ này, nhiều giải pháp đã mang lại kết quả hết sức cụ thể, như: Đã rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến DN, nhà đầu tư, giảm chi phí gia nhập thị trường của DN. Tháo gỡ kịp thời nhiều khó khăn, vướng mắc cho DN, cung cấp thông tin qua kênh Cổng thông tin điện tử tỉnh và các cổng thông tin điện tử của các sở, ngành, địa phương để nhà đầu tư,  DN, người dân tiếp cận thông tin dễ dàng, nhanh chóng, nhất là về thủ tục hành chính, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đầu tư công, mời gọi đầu tư, các chính sách ưu đãi đầu tư, ngân sách….

Dự án Cảng du thuyền đang được triển khai xây dựng tại bờ kè sông Tiền sẽ góp phần tạo nên diện mạo mới cho TP. Mỹ Tho nói riêng và tỉnh nói chung.

Dự án Cảng du thuyền đang được triển khai xây dựng tại bờ kè sông Tiền sẽ góp phần tạo nên diện mạo mới cho TP. Mỹ Tho nói riêng và tỉnh nói chung.

Ông Nguyễn Đình Thông, Quyền Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cho biết, để chuẩn bị chủ trương đầu tư các công trình, dự án trong năm 2020, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tăng cường nhân lực cho Phòng Đấu thầu, thẩm định và giám sát đầu tư. Tổng số công trình, dự án dự kiến khởi công mới năm 2020 là 158 công trình, trong đó có 38 công trình, dự án phải giải phóng mặt bằng. Do đó, các địa phương cần chủ động và tập trung cao cho công tác giải phóng mặt bằng, sớm khởi công dự án.

Để tạo đà cho mục tiêu tăng tốc thu hút đầu tư trong năm 2020 và những năm tiếp theo, Tiền Giang sẽ tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường thu hút đầu tư; chú trọng tăng trưởng chất lượng, bền vững, hiệu quả và sáng tạo; nâng cao năng suất lao động và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các ngành kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Hiệp hội doanh nghiệp Tiền Giang: Gắn kết hội viên theo chiều sâu

    Hiệp hội doanh nghiệp Tiền Giang: Gắn kết hội viên theo chiều sâu

    16:30, 31/07/2020

  • OCOP- Nền tảng phát triển kinh tế nông thôn Tiền Giang

    OCOP- Nền tảng phát triển kinh tế nông thôn Tiền Giang

    13:38, 29/07/2020

  • Tiền Giang quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

    Tiền Giang quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

    09:53, 24/07/2020

  • Tiền Giang: Các giải pháp phục hồi nền kinh tế sau COVID-19

    Tiền Giang: Các giải pháp phục hồi nền kinh tế sau COVID-19

    05:33, 16/07/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tiền Giang: “Hoá giải” môi trường đầu tư kinh doanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO