Tiền Giang: Tăng cường cung ứng hàng hoá thiết yếu để đảm bảo an sinh xã hội

Diendandoanhnghiep.vn Thời gian qua, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang diễn biến hết sức phức tạp, Sở Công Thương tỉnh đã có nhiều biện pháp dự trữ, cung ứng hàng hoá thiết yếu phục vụ người dân.

Trong bối cảnh đó, Sở Công Thương đã có nhiều biện pháp dự trữ, cung ứng hàng hoá thiết yếu phục vụ người dân, đảm bảo an sinh xã hội.

Ông Đặng Văn Tuấn – Quyền Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện tỉnh đã tăng cường quản lý về giá nên giá cả thị trường được kiểm soát tốt, không có biến động thị trường lớn và chưa phát hiện tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Ông Tuấn cho biết, việc cung ứng hàng hóa thiết yếu và hàng hóa khác trên địa bàn Tiền Giang vẫn đảm bảo ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân nói chung.

Trong bối cảnh đó, Sở Công Thương đã có nhiều biện pháp dự trữ, cung ứng hàng hoá thiết yếu phục vụ người dân, đảm bảo an sinh xã hội.

Trong bối cảnh toàn tỉnh Tiền Giang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, Sở Công Thương tỉnh đã có nhiều biện pháp dự trữ, cung ứng hàng hoá thiết yếu phục vụ người dân, đảm bảo an sinh xã hội.

Tiền Giang có lợi thế với chợ đầu mối lúa gạo Bà Đắc và An Thạnh (huyện Cái Bè) với hàng trăm doanh nghiệp chuyên doanh mặt hàng lúa gạo cung ứng thị trường trong ngoài nước, có tổng lượng kho có sức chứa trên 45.000 tấn gạo. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh gạo tiềm lực lớn như Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty TNHH Việt Hưng, Công ty TNHH Phước đạt,... luôn có hệ thống kho trữ bảo quản lớn. Vì vậy, lượng gạo dự trữ của các doanh nghiệp trong tỉnh dồi dào, đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch COVID-19.

Tiền Giang hiện có mạng lưới 256 điểm cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu: 4 siêu thị có kinh doanh thực phẩm gồm: Siêu thị Go! Mỹ Tho, Siêu thị Co.opmart Mỹ Tho, siêu thị Co.opmart Gò Công, siêu thị Co.opmart Cai Lậy; 94 cửa hàng tiện lợi gồm 6 cửa hàng bách hóa của Hợp tác xã thương mại – dịch vụ phường 1 (Thành phố Mỹ Tho) và 5 cửa hàng bách hóa của Hợp tác xã Vĩnh Kim; 78 cửa hàng bách hóa xanh và 5 cửa hàng Vinmart+ cùng 157 chợ truyền thống đang hoạt động trong tỉnh không kể các chợ bị phong tỏa hoặc tạm ngưng hoạt động cũng như  hệ thống các cửa hàng tạp hóa trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã.

Cùng với đảm bảo nguồn hàng hóa phục vụ thị trường trước diễn biến dịch bệnh COVID-19 phức tạp, Tiền Giang cũng tăng cường các hoạt động thương mại nội địa nhằm đạt mục tiêu kép là vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh luôn chú trọng đầu tư kiện toàn cơ sở vật chất hạ tầng thương mại nông thôn; tăng cường xúc tiến thương mại nội địa; hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ nông sản hàng hóa của nông dân cũng như quảng bá sản phẩm, đưa sản phẩm đặc trưng của các làng nghề, ngành nghề ra thị trường.

Vừa qua, Tiền Giang đã hoàn thành và đưa chợ Thạnh Yên (huyện Gò Công Tây) vào hoạt động có tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 10,16 tỷ đồng đồng thời tiếp tục triển khai đầu tư thêm 6 ngôi chợ nông thôn mới tại các địa bàn trọng điểm trong các tháng cuối năm 2021. Ngoài ra, Sở Công Thương còn phối hợp cùng các ngành hữu quan như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Doanh nghiệp... tiếp tục nhân rộng mô hình điểm bán hàng Việt Nam với chủ đề “Tự hào hàng Việt”, tổ chức các Phiên chợ hàng Việt về nông thôn, đồng thời mở rộng mạng lưới điểm bán và giới thiệu sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh của Tiền Giang nhằm quảng bá và xúc tiến thương mại cho sản phẩm đặc sắc địa phương.

Đánh giá tình hình thực tế trong những ngày qua, việc cung ứng hàng hóa thiết yếu tại Tiền Giang vẫn ổn định, đáp ứng nhu cầu của người dân. Hàng hóa bày bán tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích dồi dào, giá cả ổn định.

Siêu thị Big C tại thành phố Mỹ Tho luôn dồi dào, đầy đủ hàng hoá phục vụ nhu cầu của người dân

Siêu thị Big C tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang luôn đảm bảo dồi dào, đầy đủ hàng hoá phục vụ nhu cầu của người dân

Tuy nhiên, tại một số thời điểm đã xảy ra khan hiếm hàng hóa cục bộ hoặc khan hiếm hàng hóa đối với một vài loại sản phẩm do tâm lý lo ngại của người dân cũng như nhu cầu tăng cao đột biến. Cụ thể, trước khi Tiền Giang thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ (12/7/2021), sức mua tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích tăng cao gấp 40 - 50% so với bình thường.

Quyền Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang Đặng Văn Tuấn cũng cho biết, do sức mua tăng, thêm vào đó là các chợ đầu mối tại thành phố Hồ Chí Minh tạm ngưng hoạt động, Cảng cá Mỹ Tho, chợ cá sỉ Mỹ Tho, nhiều chợ truyền thống của tỉnh phải tạm ngưng hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 nên giá cả một số loại rau củ, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản có thời điểm tăng mạnh so với trước đây. Tuy nhiên, đến nay giá cả hàng hóa đã ổn định, một vài mặt hàng rau củ có xu hướng giảm nhẹ.

Nhằm ngăn chặn việc lợi dụng tình hình dịch bệnh đầu cơ, găm hàng, tăng giá gây bức xúc trong dư luận xã hội, Sở Công Thương phối hợp Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang thường xuyên kiểm tra tình hình dự trữ, kinh doanh hàng hóa tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong thời gian tỉnh thực hiện cách ly xã hội.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tiền Giang: Tăng cường cung ứng hàng hoá thiết yếu để đảm bảo an sinh xã hội tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713304610 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713304610 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10