Tiền, vàng trong dân, còn niềm tin ở nhà nước

Trương Khắc Trà 23/08/2018 05:15

Tiền và vàng nhàn rỗi trong dân khá nhiều như các chuyên gia dự báo, nhưng để huy động trở thành nội lực, nhà nước cần phải nuôi dưỡng niềm tin.

Trong mọi thể chế và bất cứ thời đại nào tiềm lực trong dân là yếu tố đảm bảo cho sự thành công hay thất bại của nhà nước. Thế kỷ trước các nhà lãnh đạo Trung Quốc thực hiện thành công “Đại nhảy vọt” biến nước này từ nông nghiệp lạc hậu thành công nghiệp hiện đại.

Khi ở thời kỳ hoàng kim, Liên Xô cũng thành công với chính sách kinh tế mới (NEP), người Nhật nổi danh với chương trình “thần kỳ Nhật Bản… tóm lại đó là những minh chứng cho việc huy động sức dân.

Ở Việt Nam, từ khi kết thúc chiến tranh ít được nghe thêm những chương trình lớn của nhà nước nhằm huy động sức dân để thực hiện một mục tiêu cụ thể, mặc dù điều đó vẫn diễn ra hàng ngày hàng giờ dưới những hình thức khác nhau, chẳng hạn như nộp thuế.

Vàng và tiền nhàn rỗi trong dân vấn còn, nhưng vấn đề nằm ở niềm tin

Vàng và tiền nhàn rỗi trong dân vấn còn, nhưng vấn đề nằm ở niềm tin

Gần đây truyền thông nhắc nhiều đến 500 tấn vàng nhàn rỗi trong dân, Chính phủ muốn huy động để phục vụ xây dựng đất nước. Nhà nước đủ công cụ và quyền lực để thực hiện mục tiêu.

Có thể bạn quan tâm

  • Huy động vàng: Có dễ “đánh thức” vàng trong dân? (Kỳ II)

    06:15, 22/07/2017

  • Huy động vàng: Rủi ro, nhưng không thể lùi (Kỳ I)

    05:02, 20/07/2017

  • Huy động vàng trong dân: Trở ngại từ thuế suất xuất khẩu

    11:24, 01/07/2017

  • TP HCM đề xuất đề án huy động vàng, lập sàn giao dịch vàng vật chất

    09:25, 02/11/2016

  • Huy động vàng: Vẫn loay hoay tìm giải pháp

    07:06, 24/07/2016

  • Huy động vàng trong dân: Nhà nước nên làm cáo bạch công khai

    10:34, 21/07/2016

  • Kiến nghị bãi bỏ nhiều “giấy phép con” cho doanh nghiệp huy động vàng

    15:57, 11/07/2016

  • Huy động vàng trong dân: Được không?

    11:01, 25/05/2016

  • \"Không nên tính chuyện huy động vàng trong dân\"

    00:00, 22/10/2012

Mới đây, chuyên gia Alatabani của WB (Ngân hàng thế giới) nhận định về Việt Nam rằng, tiền tích lũy trong dân khoảng 60 tỷ USD. 500 tấn vàng và 60 tỷ đô la, những thống kê rất có ích với nền kinh tế đang khát vốn.

Đây quả là nguồn tài chính khá lớn cần cho nền kinh tế, trong bối cảnh việc huy động vốn của các ngân hàng đang gặp khó, 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ không tiếp cận được nguồn tín dụng từ các ngân hàng.

Chưa biết các chuyên gia sử dụng xác xuất thống kê như thế nào để lượng hóa, song đánh giá trên hoàn toàn có cơ sở, 92 triệu dân sỡ hữu 60 tỷ đô la nhàn rỗi không phải quá lớn.

Những kênh đầu tư phi chính thức mặc dù tiềm ẩn rủi ro nhưng không làm người dân khỏi quan tâm, ví dụ lừa đảo kinh doanh tiền ảo phát lộ hàng ngàn tỷ đồng; cờ bạc qua mạng phải dùng xe tải… chở tiền tang vật; và những “cơn sốt” bất động sản. Một vài hiện tượng cho thấy nguồn tiền trong dân không phải ít.

Huy động tiền vàng trong dân dễ hay khó? Khó hay dễ ở đây đều phụ thuộc vào niềm tin, loại niềm tin không liên quan chút nào đến yếu tố chính trị, mà là niềm tin thông thường, rằng tôi cho anh vay nhưng đảm bảo có lãi và an toàn phần gốc!

Nhà nước phải tạo được kênh đầu tư hoặc ký gửi an toàn, không phải bằng mọi giá huy động vàng trong túi dân, mà làm cho nguồn vàng đó dịch chuyển, khi dịch chuyển vàng chảy qua kênh của nhà nước.

Để tạo được lòng tin trong dân chúng, những người đang còn phân vân góp vốn, thì việc chi tiêu từ nguồn vốn này cần phải thật sự minh bạch, cần chắt chiu tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát, chống mọi biểu hiện tham ô, tham nhũng tại các dự án dùng vốn này.

Nếu người dân phân vân thì cũng tại nguyên nhân chưa đủ niềm tin, khi thấy nhiều dự án kinh tế nhà nước “đốt” vốn kinh khủng nhưng hiệu quả mất hút, công nghệ quản lý tài chính vẫn còn nhiều ngóc ngách “thông nhau” khiến tiền thất thoát.

Mối nguy tham nhũng, “lợi ích nhóm” bu bám quanh ngân sách nhà nước.

Nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan đặt ra là “nguồn lực tiền, vàng trong dân rất nhiều nhưng không huy động được để làm đường, làm trường, trong khi huy động để xây chùa, đúc chuông lại rất nhanh” thì có vẻ như câu chuyện ở đây lại là lòng tin.

Nhà nước có đủ công cụ và quyền lực để khiến dân không còn muốn giữ vàng, nhưng để tạo ra sự tự nhiên như một kiểu tinh thần xây dựng đất nước, chứ không phải huy động vàng theo mệnh lệnh hành chính - vừa thất bại vừa khiến vấn đề trở nên căng thẳng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tiền, vàng trong dân, còn niềm tin ở nhà nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO