Tín dụng chính sách tại TP. Hồ Chí Minh triển khai ra sao?

NGUYỄN ĐỨC LỆNH -P.Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM 31/01/2024 14:50

Kết thúc năm 2023, dư nợ tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. HCM đạt 10.330 tỷ tăng 38,9% so với cuối năm 2022. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

>>>Dấu ấn chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước

Các chương trình tín dụng chính sách, không chỉ hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế, là các đối tượng chính sách trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có vốn để sản xuất kinh doanh tạo sinh kế và việc làm, mà còn góp phần quan trọng vào định hướng phát triển kinh tế bền vững, tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội của Chính phủ.

Các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn TP Hồ Chí Minh tăng

Tín dụng chính sách trên địa bàn TP Hồ Chí Minh năm 2023 tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua,  trưởng phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đặc điểm kinh tế Thành phố

Năm 2023, các chương trình tín dụng chính sách tiếp tục được tổ chức triển khai thực hiện tốt trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thông qua hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Hồ Chí Minh.

Theo đó, kết thúc năm 2023, dư nợ tín dụng của NHCSXH thành phố đạt 10.330 tỷ tăng 38,9% so với cuối năm 2022. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Chính sách và giải pháp tăng cường các hoạt động hỗ trợ người nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao chất lượng tăng trưởng của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và của UBND thành phố theo hướng tăng nguồn vốn cho vay, tăng mức cho vay để thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn… là yếu tố chính tác động đến tăng trưởng tín dụng của NHCSXH thành phố.

Riêng nguồn vốn tại địa phương ủy thác để cho vay tăng mạnh, tăng 77% đã tạo điều kiện cho NHCSXH thực hiện cho vay các chương tín dụng chính sách trên địa bàn thành phố tăng trưởng trong năm 2023.

Tín dụng chính sách trên địa bàn thành phố tăng trưởng phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và đặc điểm kinh tế thành phố. Theo đó, dư nợ cho vay chương trình giải quyết việc làm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Đến ngày 31/12/2023, dư nợ chương trình này đạt 7.348 tỷ đồng, chiếm 77,1% so với tổng dư nợ cho vay của NHCSXH thành phố. Đây là chương trình mang lại hiệu quả thiết thực và có ý nghĩa to lớn trên nhiều phương diện.

Nhờ việc sử dụng đồng vốn vay từ chương trình, để sản xuất, để kinh doanh, buôn bán… người dân đã tạo việc làm, tạo thu nhập để cải thiện cuộc sống, từ đó thoát nghèo, ổn định và phát triển. Đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững.

>>>Thách thức giải ngân tín dụng

Cùng với đó là chất lượng tín dụng chính sách tiếp tục được duy trì, củng cố. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh dưới 1%. Hiệu quả của các chương trình tín dụng chính sách tiếp tục được phát huy, ngoài chương trình cho vay giải quyết việc làm, các chương trính tín dụng khác như: cho vay hỗ trợ giảm nghèo; cho vay học sinh sinh viên; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; cho vay nhà ở xã hội vẫn được tổ chức triển khai thực hiện tốt, với tổng dư nợ các chương trình này đạt: 2.982 tỷ, chiếm 22,9% tổng dư nợ. Kết quả này hội tụ bởi nhiều yếu tố trong đó vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương các quận huyện, phường xã, của các tổ chức chính trị xã hội tiếp tục được phát huy.

Việc các đơn vị ủy thác cho vay là các tổ chức chính trị (hội cựu chiến binh; hội phụ nữ; đoàn thanh niên…), đã gắn trách nhiệm và tinh thần tương thân tương ái, tinh thần hỗ trợ người dân nghèo, đối tượng yếu thế là những thành viên hội… rất có hiệu quả nhờ việc hiểu rõ, nắm bắt rõ đối tượng vay vốn để chia sẻ, để hướng dẫn, để tư vấn và hỗ trợ làm ăn… đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp sử dụng đồng vốn vay hiệu quả, đúng mục đích phát huy được mục đích của tín dụng chính sách, nhất là đối với chương trình giải quyết việc làm, vay vốn để làm ăn, tạo sinh kế, tạo việc làm.

Đây là những kết quả nổi bật của các chương trình tín dụng chính sách được tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, qua đó đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đảm bảo hiệu quả tăng trưởng kinh tế, phát huy phẩm chất tốt đẹp của thành phố văn minh hiện đại nghĩa tình.

Có thể bạn quan tâm

  • BVBank tăng trưởng tín dụng gần 14% năm 2023

    BVBank tăng trưởng tín dụng gần 14% năm 2023

    14:00, 25/01/2024

  • Hai lĩnh vực được dự báo tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao nhất

    Hai lĩnh vực được dự báo tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao nhất

    16:30, 24/01/2024

  • Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Công cụ hiệu quả ngăn chặn... sở hữu chéo

    Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Công cụ hiệu quả ngăn chặn... sở hữu chéo

    04:00, 21/01/2024

  • Chú trọng khâu thực thi Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

    Chú trọng khâu thực thi Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

    05:20, 20/01/2024

  • Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và tác động tới lĩnh vực ngân hàng

    Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và tác động tới lĩnh vực ngân hàng

    05:30, 22/01/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tín dụng chính sách tại TP. Hồ Chí Minh triển khai ra sao?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO