Tăng trưởng tín dụng 4 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn TP.HCM đã trở lại mức tương ứng và gần bằng cùng kỳ này các năm 2020 và năm 2023, nhưng thấp hơn các năm 2019, 2021 và 2022.
>>> Chỉ thị 01/CT-NHNN và 3 nhóm giải pháp của ngành ngân hàng TP.HCM
Cụ thể, sau khi giảm vào tháng 1/2024, tín dụng đã tăng trưởng trở lại và duy trì tốc độ tăng trưởng dương vào các tháng sau đó. Trong đó, tháng 2/2024 tín dụng tăng 0,01%; tháng 3/2024 tăng 1,9% và tháng 4/2024 tăng 0,35%. Như vậy 4 tháng đầu năm tín dụng trên địa bàn tăng 1,31% và tăng 9,33% so với cùng kỳ.
Phân tích cụ thể và đặt trong mối liên hệ với tăng trưởng kinh tế xã hội thành phố, những chuyển biến tích cực từ một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các thị trường đi cùng và phản ánh hoạt động tín dụng trên địa bàn 4 tháng đầu năm theo hướng duy trì xu hướng tăng trưởng.
Chính sách tín dụng và lãi suất tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp về vốn, về chi phí tài chính và kích thích doanh nghiệp mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh. Theo đó tín dụng trung dài hạn tăng trưởng cao hơn tín dụng ngắn hạn, tăng 1,96% trong 4 tháng đầu năm, trong khi đó tín dụng ngắn hạn tăng 0,6%;
Các chương trình tín dụng và hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục tổ chức thực hiện tốt. Trong đó các TCTD trên địa bàn đã cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ cho 40.568 khách hàng, với tổng dư nợ được cơ cấu đạt 46.793 tỷ đồng; giải ngân gói tín dụng cho doanh nghiệp ngành lâm sản, thủy sản với doanh số đạt 2.521 tỷ đồng cho 1.639 khách hàng trên địa bàn; Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp thông qua chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp trên địa bàn (gồm giải ngân gói tín dụng ưu đãi và ký kết trực tiếp tại hội nghị) đạt 184.135 tỷ đồng cho 43.171 khách hàng là doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã trên địa bàn. Qua đó tạo điều kiện và hỗ trợ doanh nghiệp về giảm lãi suất cho vay; về cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp; tăng hạn mức tín dụng và cho vay mới với lãi suất thấp… giúp doanh nghiệp duy trì, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.
>>>Mục tiêu tăng trưởng 7,5-8% và vai trò của ngân hàng
Riêng về chương trình cho vay các doanh nghiệp trong KCN-KCX trên địa bàn đến nay đạt 222.198 tỷ đồng, với 3.634 khách hàng vay vốn, tăng 3,8% so với cuối năm (cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung trên địa bàn); cho vay bình ổn thị trường đạt 3.631 tỷ đồng cho các doanh nghiệp bình ổn và doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng, góp phần quan trọng vào bình ổn thị trường, giữ ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu và góp phần nâng cao hiệu quả chính sách tiền tệ tín dụng trên địa bàn.
Có thể nói, kết quả hoạt động tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong 4 tháng đầu năm, tiếp tục phản ánh hiệu quả chính sách và gắn liền với tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, gắn liền với nhiệm vụ hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thời gian tới, cần sự tiếp tục phối hợp hiệu quả của các sở, ban, ngành, quận, huyện trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; kết nối ngân hàng – doanh nghiệp ; trong việc chia sẻ và làm tốt hoạt động truyền thông chính sách, cũng như vai trò trách nhiệm sử dụng vốn vay của doanh nghiệp nhằm phát huy hiệu quả chính sách. Trong đó việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo thuận lợi luân chuyển vốn và tạo lập dòng tiền, có ý nghĩa quan trọng để tín dụng tiếp tục tăng trưởng hiệu quả, phát huy vai trò bản chất của hoạt động tín dụng ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Thành phốnói riêng, cả nước nói chung.
Có thể bạn quan tâm
Tín dụng sẽ khởi sắc?
03:02, 09/05/2024
Agribank bổ sung thêm 35.000 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi hỗ trợ nền kinh tế
16:48, 06/05/2024
Khởi động ngày hè sống “chất” cùng thẻ tín dụng LPBank JCB Ultimate
14:00, 08/05/2024
Khơi thông nguồn vốn, hướng tín dụng vào các dự án nhà ở thương mại giá rẻ
16:07, 30/04/2024
Phá "rào cản” tín dụng doanh nghiệp
03:05, 23/04/2024