Tín dụng xanh: Xu hướng dòng tiền dẫn dắt nền kinh tế

ĐÌNH ĐẠI 29/05/2024 16:05

Nhận định trong thời gian tới, từ tháng 6 trở đi, nếu không xanh hóa được kinh tế, chúng ta không phát triển được, TS.Trần Du Lịch cho rằng cần có giải pháp cụ thể và cho kế hoạch 5 năm.

>>>3 yếu tố để tiếp cận tín dụng xanh từ ngân hàng ngoại

Các chuyên gia và doanh nghiệp tham dự Talkshow “Giải pháp phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam”.

Các chuyên gia và doanh nghiệp tham dự Talkshow “Giải pháp phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam” do báo Người Lao động tổ chức

Chia sẻ về vai trò của ngân hàng đối với tín dụng xanh, Trưởng đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại TP.HCM Nguyễn Hoàng Minh cho rằng, tín dụng xanh đóng vai trò quan trọng khi ngân hàng là kênh cung ứng tài chính then chốt của nền kinh tế, góp phần “xanh hóa” dòng vốn đầu tư cho mục tiêu phát triển bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế, môi trường và xã hội.

Ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết, ngành Ngân hàng thời gian qua đã triển khai nhiều giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình này. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 31/3 vừa qua, đã có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với dư nợ đạt gần 637.000 tỷ đồng, trong đó, tín dụng nông nghiệp xanh chiếm 32%; tín dụng năng lượng sạch, tái tạo 47%, nước sạch đô thị, nông thôn 11%; còn lại là phân bổ cho ngành Lâm nghiệp. Đây được xem là cơ cấu tín dụng hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.

Ông Nguyễn Hoàng Minh cho rằng, tín dụng xanh đóng vai trò quan trọng khi ngân hàng là kênh cung ứng tài chính then chốt của nền kinh tế.

Ông Nguyễn Hoàng Minh cho rằng, tín dụng xanh đóng vai trò quan trọng khi ngân hàng là kênh cung ứng tài chính then chốt của nền kinh tế.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Hoàng Minh cho rằng, hiện nay, dư nợ tín dụng xanh mới chiếm tỷ trọng khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Vì vậy, kỳ vọng thời gian tới, dư nợ tín dụng xanh sẽ tăng lên khoảng 4,7 đến 5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, sau tín hiệu tích cực từ Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), cũng như các gói tài chính của ngành Ngân hàng và các tổ chức tài chính thế giới dành cho tín dụng xanh.

TS.Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, phải định nghĩa được danh mục, lĩnh vực, ngành nghề đáp ứng tiêu chí xanh, tiêu chí nào không đáp ứng xanh. Ông cũng kiến nghị Chính phủ trong kế hoạch 5 năm tới (2026-2030), hướng tới kinh tế xanh làm tiêu chí triển khai chính sách.

Thứ nhất, giao ngân hàng đẩy mạnh tín dụng xanh, nhưng NHNN vẫn quản lý tín dụng theo hạn mức, nên chăng mở rộng hạn mức về tín dụng xanh. Nếu ngân hàng làm tín dụng xanh thì có thể không chịu trần hạn mức tín dụng cho mảng xanh. Như vậy, dư địa để NHTM thực hiện tín dụng xanh khá lớn.

Thứ hai, TP.HCM có thể áp dụng một số cơ chế hỗ trợ lãi suất như từng làm cho đỗi mới công nghệ để tạo sức bật cho tín dụng xanh.

TS. Trần Du Lịch cho rằng, Trong thời gian tới, từ tháng 6 trở đi, nếu không xanh hóa được kinh tế, chúng ta không phát triển được.

TS. Trần Du Lịch cho rằng, trong thời gian tới, từ tháng 6 trở đi, nếu không xanh hóa được kinh tế, chúng ta không phát triển được.

Thứ ba, năng lực quản trị của NHTM về tín dụng xanh, đội ngũ chuyên gia đánh giá tác động của tín dụng xanh cần được chú trọng. Lực lượng này có vai trò giám sát dòng tiền của tín dụng xanh, để đảm bảo dòng vốn vay chảy đúng vào "chỗ xanh".

Thứ tư, tận dụng được các nguồn tín dụng quốc tế đã cam kết. Các ngân hàng cần có chính sách, để tận dụng được các quỹ đầu tư tín dụng xanh của thế giới, làm phong phú cho nguồn vốn trong tương lai.

"Những điều này có thể thúc đẩy tín dụng xanh, nhưng qua 9 năm thực thi, cần hoàn thiện toàn bộ hệ thống pháp luật, chính sách dẫn dắt sự phát triển tín dụng xanh. Trong thời gian tới, từ tháng 6 trở đi, nếu không xanh hóa được kinh tế, chúng ta không phát triển được”, TS.Trần Du Lịch chia sẻ.

Dưới góc độ ngân hàng, ông Ngô Bình Nguyên - Giám đốc Chiến lược Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cho biết, thời gian qua, khách hàng, doanh nghiệp có xu hướng phát triển bền vững, đặc biệt, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì yếu tố này được xem là then chốt.

"Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, Ngân hàng OCB đang hướng tới trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên có chiến lược rõ ràng về phát triển ngân hàng xanh và bền vững", ông Ngô Bình Nguyên chia sẻ.

Là doanh nghiệp chuyên về trồng trọt và chăn nuôi, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An - Mỹ Bình Võ Quan Huy cho biết, doanh nghiệp đang hoạt động theo tiêu chí lấy phụ phẩm của trồng trọt đưa về chăn nuôi, và lấy chất thải của chăn nuôi để bổ sung cho trồng trọt, để có thể tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm và chất thải phục vụ trồng trọt, chăn nuôi.

"Doanh nghiệp rất coi trọng và đề cao tính phát triển bền vững khi đi theo tiêu chí an toàn thực phẩm. Để duy trì hoạt động và phát triển theo tiêu chí này, vai trò của tín dụng xanh là không thể thay thế và được xem là mạch máu để doanh nghiệp phát triển theo tiêu chí xanh", ông Võ Quang Huy khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp dệt may mong mỏip/gói tín dụng xanh

    Doanh nghiệp dệt may mong mỏi gói tín dụng xanh

    14:13, 29/05/2024

  • 3 yếu tố để tiếp cận tín dụng xanh từ ngân hàng ngoại

    3 yếu tố để tiếp cận tín dụng xanh từ ngân hàng ngoại

    05:10, 16/05/2024

  • Tín dụng xanh UOB Việt Nam về với doanh nghiệp, nông dân xứ dừa

    Tín dụng xanh UOB Việt Nam về với doanh nghiệp, nông dân xứ dừa

    12:04, 12/04/2024

  • Sớm ban hành Danh mục phân loại để thúc đẩy phát triển tín dụng xanh

    Sớm ban hành Danh mục phân loại để thúc đẩy phát triển tín dụng xanh

    03:00, 04/04/2024

  • Cần hoàn thiện pháp lý cho phát triển tín dụng xanh

    Cần hoàn thiện pháp lý cho phát triển tín dụng xanh

    16:00, 03/04/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tín dụng xanh: Xu hướng dòng tiền dẫn dắt nền kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO