Việc thành lập một tổ chuyên gia cộng với việc đã lập xong 5 đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 chờ thẩm định đang là những tín hiệu mới cho câu chuyện cải tạo chung cư cũ.
Theo đó, tổ chuyên gia về cải tạo chung cư cũ được thành lập tại quyết định 7020/QĐ-UBND ngày 9/12/2019 của UBND thành phố Hà Nội bao gồm toàn bộ là các nhà quản lý hành chính nhà nước sẽ nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đặc thù của UBND thành phố; hoàn thiện Đề án cải tạo, xây dựng mới các chung cư cũ trên địa bàn thành phố.
Có thể bạn quan tâm
07:00, 23/12/2019
13:27, 17/06/2019
09:29, 14/06/2019
07:00, 13/06/2019
10:46, 19/04/2019
08:05, 20/12/2018
Trong danh sách các doanh nghiệp tham gia cải tạo chung cư cũ lần này gồm có Công ty CP Tập đoàn T&T, Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát. Ngoài ra còn có nhiều tên tuổi lớn khác như Tập đoàn Vingroup, Sungroup, FLC, UDIC...
Các doanh nghiệp tham gia vào những dự án cải tạo chung cư cũ trên địa bàn được đánh giá chủ yếu nhìn vào những vị trí “đất vàng”. Tuy nhiên để tìm kiếm được lợi nhuận từ những vị trí vàng này là không hề dễ dàng bởi các chủ đầu tư cũng đang “đau đầu” giải bài toán với nhiều mệnh đề liên quan đến tạm cư, tái định cư, quy hoạch nội đô.
Hiện những vấn đề được các doanh nghiệp băn khoăn và mong muốn được tháo gỡ khi tham gia vào các dự án cải tạo chung cư cũ chủ yếu liên quan đến các nội dung Nghị định 101/2015 và Thông tư 21/2016 của Bộ Xây dựng.
Liên quan đến công tác kiểm định, xây dựng kế hoạch cải tạo chung cư cũ, theo đại diện Công ty CP tập đoàn Mặt trời (SUN Group) cần có chính sách nhằm nâng cao hiệu suất của công tác này. Cụ thể, cần đưa vào kế hoạch những tiêu chí bao quát hơn nhằm đảm bảo tính đồng bộ như chỉ cần ít nhất một công trình nguy hiểm cấp độ C, D hoặc hết niên hạn sử dụng. Bên cạnh đó cũng có thể mở rộng đối tượng cần cải tạo cho các chung cư có thể có nguy cơ sụp đổ hoặc khi chủ sở hữu thống nhất với chủ đầu tư về việc xây dựng lại nhằm tạo tính đồng bộ cho dự án.
Theo ông Bùi Khắc Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và xât dựng Xuân Mai, nếu xét theo Nghị định 101/2015 thì mỗi tòa nhà chung cư cũ trong một khu có thể lựa chọn một chủ đầu tư khác nhau dẫn đến khó khăn khi cải tạo lại tổng thể toàn khu. Do đó, để đảm bảo hiệu quả của một dự án cải tạo khu chung cư cũ thì xem xét đến việc chọn thống nhất nhà đầu tư có năng lực và có thể ưu tiên cho đơn vị được giao lập quy hoạch trước.
Đại diện Công ty CP đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng cho rằng, Hà Nội cần có chính sách hỗ trợ quỹ đất hoặc quỹ nhà tạm cư phục vụ người dân trong quá trình thực hiện dự án. Bên cạnh đó, Hà Nội cần cũng cần là đơn vị quyết định chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư tránh việc để chủ đầu tư trực tiếp “đánh đu” với người dân.
Chia sẻ với DĐDN, ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, những khó khăn của doanh nghiệp sẽ được giải quyết ngay trong thời gian tới. Việc cải tạo chung cư cũ sau hơn 20 năm trì trệ chế sẽ có chuyển biến nhanh và mạnh hơn với sự quyết tâm của phía UBND TP Hà Nội.