Tin nóng trong tuần từ 15 - 19/10

Thiên Bình 20/10/2018 06:00

Giải "thế khó" cho mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020; báo động “đỏ” tình trạng mua bán hóa đơn trái phép; Hà Nội xin cơ chế cải tạo chung cư cũ… là thông tin nổi bật tuần từ 15 - 19/10/2018.

1. ASEM 12: Đẩy mạnh hợp tác thương mại Á - Âu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các nhà lãnh đạo ASEM. Ảnh: Hội đồng châu Âu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các nhà lãnh đạo ASEM. Ảnh: Hội đồng châu Âu

Phát biểu tại phiên toàn thể của Diễn đàn Hội nghị Cấp cao Á - Âu lần thứ 12 (ASEM 12) ngày 19/10 (giờ địa phương), tại Brussels, Bỉ., Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh trong bài phát biểu ASEM cần đi đầu thúc đẩy hợp tác đa phương và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và ứng phó với các thách thức toàn cầu, sớm giảm cọ xát thương mại nhằm tiếp tục đà phục hồi và bảo đảm triển vọng tươi sáng của kinh tế toàn cầu.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

2. Bền vững chất lượng tăng trưởng

Theo PGS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân, kể từ năm 2016, hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục khởi sắc.

Niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động ngày càng được củng cố.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

3. Giải "thế khó" cho mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020

Biểu đồ số doanh nghiệp thành lập mới qua các năm. Nguồn: MPI

Biểu đồ số doanh nghiệp thành lập mới qua các năm. Nguồn: MPI

Cải thiện môi trường kinh doanh, ưu đãi thuế khuyến khích hộ kinh doanh "lên" doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp... là những giải pháp hiện thực mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp năm 2020.

Cùng đó, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) vừa được trình lên Hội đồng châu Âu, dự kiến ký chính thức vào cuối năm nay được đánh giá là tạo ra nhiều cơ hội cho mục tiêu phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

4. Ngân hàng tăng lãi suất huy động: Cảnh báo hay lo toan sớm?

Lãi suất tiền gửi 1 năm tại một số ngân hàng hiện nay.

Lãi suất tiền gửi 1 năm tại một số ngân hàng hiện nay

Khác với nhận định của nhiều tổ chức cho rằng hệ thống ngân hàng bắt đầu gặp khó khăn về thanh khoản nên bắt buộc phải tăng lãi suất huy động, ghi nhận từ chính nội tại nhiều ngân hàng cho thấy chưa có dấu hiệu khó khăn hay các ngân hàng chịu áp lực lớn về thanh khoản.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

5. Báo động “đỏ” tình trạng mua bán hóa đơn trái phép

Đối tượng Nguyễn Thị Ngọc tại cơ quan điều tra.

Đối tượng Nguyễn Thị Ngọc tại cơ quan điều tra

Trong thời gian ngắn vừa qua, Công an các tỉnh như Bắc Giang, Thanh Hóa, Hải Phòng… đã triệt phá được những đường dây mua bán hóa đơn GTGT trái phép thu lời bất chính lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Điển hình, ngày 19/9, lãnh đạo Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, đơn vị vừa làm rõ đường dây mua bán hóa đơn GTGT trái phép lên tới gần 100 tỷ đồng, do Nguyễn Thị Ngọc (SN 1989, ở xã Xương Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) cầm đầu.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

6. Dừng thanh toán quỹ đất BT vì chờ Nghị định

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh.

Phó cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho biết nghị định quy định về sử dụng tài sản công thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT (xây dựng - chuyển giao) chưa thể ban hành do gặp nhiều khó khăn vì liên quan đến nhiều vấn đề, quy định pháp luật khác như: đầu tư, đất đai, đặc biệt là xác định giá trị quyền sử dụng đất để đảm bảo theo giá thị trường, tránh thất thoát.

Nhưng, đáng nói, với đề xuất này, chính quyền địa phương có dự án BT vướng phải nhiều lúng túng khi giải quyết phương án tài chính với các hợp đồng BT ký trước thời điểm Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và văn bản chỉ đạo của Bộ Tài chính có hiệu lực. Nhiều nhà đầu tư đã triển khai, thậm chí hoàn thành xong dự án nhưng chưa được bàn giao quỹ đất hoàn vốn như quy định của hợp đồng.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

7. Vinasun kiện Grab: Grab cho rằng quyền giải quyết không thuộc thẩm quyền của Tòa án?

Hàng trăm tài xế của Vinasun đã có mặt tại Tòa án nhân dân TP HCM từ rất sớm để tham dự phiên tòa.

Hàng trăm tài xế của Vinasun đã có mặt tại Tòa án nhân dân TP HCM từ rất sớm để tham dự phiên tòa

Grab liên tiếp đề nghị HĐXX tạm hoãn phiên tòa, giữ bí mật kinh doanh, đình chỉ vụ án…vì cho rằng quyền giải quyết không thuộc thẩm quyền của Tòa án. Tuy nhiên HĐXX đã bác yêu cầu của Grab.

Theo đó sáng nay 17/10, Tòa án nhân dân TP HCM tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án “yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” giữa nguyên đơn là Vinasun và bị đơn là Grab, sau nhiều lần tạm hoãn.

Mở đầu phiên tòa sáng nay, Grab đề nghị hoãn xử vì sự vắng mặt của giám định viên giữ bí mật kinh doanh, đình chỉ vụ án…vì cho rằng quyền giải quyết không thuộc thẩm quyền của Tòa án..

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

8. “Sức khỏe” 12 dự án thua lỗ bây giờ ra sao?

Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ chiều 17/10.

Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ chiều 17/10.

Tính đến thời điểm hiện nay đã gần 2 năm kể từ khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 33 vào tháng 11/2016, và sau đó hơn 1 năm – ngày 29/9/2017 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt phương án xử lý 12 dự án thua lỗ, chậm tiến độ ngành công thương.

Đến nay 12 dự án và doanh nghiệp đang xem xét đang có những chuyển biến tích cực. Trong số 6 nhà máy có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ, đến nay đã có 2  nhà máy từng bước đi vào ổn định và hoạt động có hiệu quả và có lãi.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

9. Lời xin lỗi ở Thủ Thiêm

Chủ tịch UBND TP HCM đối thoại với người dân

Chủ tịch UBND TP HCM đối thoại với người dân

Từ tấm bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm cách đây đã lâu đến khi “bỗng dưng thất lạc” người ta đã mường tượng ra chuyện chẳng lành. Giả thiết, nếu tấm bản đồ mất thật, thì hôm nay, nhân dân Thủ Thiêm có nhận được lời xin lỗi “từ tận đáy lòng”?

UBND TP HCM đã làm điều cần làm - xin lỗi dân 2 lần, mà đáng lẽ nó phải được thực hiện ngay khi cả hệ thống lưu trữ để “lọt” tấm bản đồ quan trọng. Nói vậy để thấy rằng, lời xin lỗi, vốn là phản xạ có điều kiện của những con người làm công việc “đại diện cho hàng triệu người” bị đấu tranh suốt thời gian dài, khi không còn cách chối bỏ, lời xin lỗi được bật ra!

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

10. Giải bài toán thu hút FDI vào những lĩnh vực phát triển bền vững

Thu hút FDI vào những lĩnh vực phát triển bền vững phải là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Theo đó, điều này cần sự hợp tác và đổi mới từ cả ba bên Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

11. Không có lý do để lo chứng khoán giảm sâu!

Sàn chứng khoán Yuanta trong phiên giao dịch 17/10/2018 - một phiên phục hồi của Vn-Index với giá trị giao dịch khớp lệnh khoảng 4.000 tỷ đồng.

Sàn chứng khoán Yuanta trong phiên giao dịch 17/10/2018 - một phiên phục hồi của Vn-Index với giá trị giao dịch khớp lệnh khoảng 4.000 tỷ đồng.

Theo ông Lê Minh Tâm - Chủ tịch Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta SC), ngắn hay dài hạn, chứng khoán Việt Nam đều là "vũng trũng" hấp dẫn.

Giải thích khái niệm "vùng trũng", ông Tâm cho rằng đây là đánh giá chung của nhièu nhà đầu tư quốc tế đối với thị trường Việt Nam. Nó hàm nghĩa là đích đến của dòng chảy vốn.

Mặt khác, ở nghĩa bóng, ông Tâm cho rằng đôi khi còn là vì quy mô nhỏ, so sánh với các thị trường khác thì quá khiêm tốn. Nhưng chính vì quy mô nhỏ mà dư địa để phát triển và nâng hạng lại đang còn rộng, sẽ hấp dẫn ngày càng nhiều hơn các dòng tiền chảy đến, nên tiềm năng thị trường lại càng được đánh giá cao.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

12. “Chất xám” giúp nước Mỹ thống trị thế giới

"Chất xám" giúp nước Mỹ thống trị thế giới

Từ những năm 50 của thế kỷ trước, Mỹ chính thức bắt đầu “ngồi” vào vị trí lãnh đạo thế giới. Dĩ nhiên, các Tổng thống Mỹ không cần tuyên bố điều này như một mục tiêu buộc phải đạt được, mà nó được đo lường qua các chỉ số kinh tế, quốc phòng, tri thức…khi so sánh với phần còn lại của thế giới.

Gần đây, nhiều người dự đoán Trung Quốc đủ khả năng thay thế Mỹ ở vị trí số 1 thế giới, nhưng điều đó xem ra phải chờ đợi lâu hơn nữa. Ít nhất nước Mỹ đã đạt được chiều sâu nhất định để đủ kinh nghiệm, bản lĩnh xử lý các vấn đề toàn cầu.  

Nước Mỹ đã trở lại vị trí số 1 trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI - Global Competitiveness Index) do Diễn đàn kinh tế thế giới (WWF) công bố hàng năm.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

13. Việt Nam giảm 3 bậc về năng lực cạnh tranh toàn cầu

Việt Nam tụt 3 bậc trong Bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu.

Việt Nam tụt 3 bậc trong Bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu.

Việt Nam xếp thứ 77/140 trong bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu năm 2018, so với vị trí 74/135 trong xếp hạng trong năm 2017. Đó là kết quả trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018 vừa được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố.

Phương pháp mới của WEF năm nay xếp hạng các nền kinh tế thông qua 98 tiêu chí được chia thành 12 cột trụ. Các cột trụ này được chia vào 4 nhóm chính: Môi trường thuận lợi (Thể chế, Cơ sở hạ tầng, Sự phổ cập công nghệ thông tin – viễn thông, Ổn định vĩ mô), Thị trường (Sản phẩm, Lao động, Hệ thống Tài chính, Quy mô thị trường), Nhân lực (Sức khỏe, Kỹ năng) và Hệ sinh thái Đột phá sáng tạo (Sự năng động trong kinh doanh, Khả năng đột phá).

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

14. Bài học cho doanh nghiệp Việt qua cuộc đại chiến với Grab và Go-Việt

Cuộc chiến của các

Cuộc chiến của các "ông lớn" khiến các hãng xe truyền thống bị khủng hoảng.

Trong khi những ông lớn taxi Việt Nam vẫn còn đang loay hoay kiếm đường tồn tại trên chính sân nhà, thì Grab đã nhanh chóng đi bước tiếp theo - hợp tác chiến lược với Microsoft. Nhìn sự năng động và khả năng thực thi tuyệt vời của Grab và Go-Việt, chúng ta mới thấy mình còn phải học hỏi nhiều điều nếu muốn tồn tại trong kỷ nguyên 4.0 này.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

15. Khó dừng nhập khẩu máy đào tiền ảo!

"Việc chưa có được một mã HS riêng cho sản phẩm máy đào tiền ảo cũng là một khó khăn trong việc quyết định dừng nhập" - Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) nhấn mạnh tại phiên họp báo thường kỳ Bộ Công Thương ngày 17/10.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

16. Doanh nghiệp khúc mắc phân loại “cần trục bánh lốp” và “xe cần cẩu”

Theo Thông tư 13/2015TT-BGTVT thì tất cả các loại cần trục bánh lốp theo mô tả trong Mục 3.4.1 của TCVN 7772:2007 sẽ phải thuộc mã HS 8426.41.00

Theo Thông tư 13/2015TT-BGTVT thì tất cả các loại cần trục bánh lốp theo mô tả trong Mục 3.4.1 của TCVN 7772:2007 sẽ phải thuộc mã HS 8426.41.00

Doanh nghiệp muốn được làm rõ vấn đề phân loại mã số hàng hóa đối với mặt hàng nhập khẩu cần trục bánh lốp của Tổng cục Hải quan và Cục Đăng kiểm.

Trong Công văn số 5266/TCHQ-TXNK cho rằng, các cần trục bánh lốp có hai cabin riêng biệt có kết cấu tương tự như ô tô cần cẩu được nêu tại Mục 3.4.2 của TCVN7772:2007. Trong khi đó, tại Mục 3.4.2 của TCVN 7772:2007 có mô tả về đặc điểm của ô tô cần cẩu như sau: 3.4.2 có tên gọi ô tô cần cẩu (cần trục ô tô); Đặc điểm: Được mô tả trong TCVN 7271-2003 và không thuộc loại cần trục bánh lốp.

Và tại Mục 3.3.9 của TCVN 7271-2003 quy định về đặc điểm của ô tô cần cẩu: “Ô tô chuyên dùng (3.3) có lắp cần cẩu và thiết bị chỉ để thực hiện các công việc nâng, hạ. Trong đó, ô tô chuyên dùng là ô tô có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt”.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

17. Việt Nam và Phần Lan thúc đẩy hợp tác cải tiến công nghệ

Phó Chủ tịch VCCI Đoàn Duy Khương cùng đoàn doanh nghiệp Phần Lan

Phó Chủ tịch VCCI Đoàn Duy Khương cùng đoàn doanh nghiệp Phần Lan

Tại buổi tiếp Thứ trưởng Bộ Kinh tế Phần Lan - Petri Peltonen, Phó Chủ tịch VCCI - Đoàn Duy Khương cho biết, Việt Nam sẵn sàng hợp tác trao đổi công nghệ và kinh nghiệm với doanh nghiệp Phần Lan.

Theo Phó Chủ tịch VCCI, hiện người dân Việt Nam đang chuyển từ nông thôn đến sống ở thành thị, do vậy cần phát triển các lĩnh vực xử lý nước thải, chất thải, năng lượng, giáo dục … Đây cũng là những lĩnh vực các doanh nghiệp Phần Lan giàu kinh nghiệm.

"Bằng sự hợp tác chặt chẽ giữa hai đất nước, nhiều chương trình hợp tác trong các lĩnh vực trên đã được triển khai có hiệu quả. Việc thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU sắp tới sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường mạnh mẽ xuất khẩu sang thị trường Phần Lan nói riêng và EU nói chung", ông Khương cho biết.  

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

18. Hà Nội xin cơ chế tự quyết cải tạo chung cư cũ

Cải tạo chung cư cũ luôn trong tình trạng “bế tắc”

Cải tạo chung cư cũ luôn trong tình trạng “bế tắc”

Hà Nội vừa đề nghị được chủ động quyết định việc điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch về dân số, tầng cao công trình khi cải tạo, xây mới chung cư cũ tại khu vực nội đô.

Để khuyến khích nguồn vốn xã hội hóa tham gia cải tạo khu chung cư cũ, Hà Nội cũng đề nghị trong trường hợp các chủ sở hữu nhà chung cư không lựa chọn được chủ đầu tư quy định thì Hà Nội được phép chỉ định nhà đầu tư có đủ năng lực thực hiện làm chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng mới nhà chung cư cũ.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

19. Bất an quỹ bảo trì chung cư

Cư dân chung cư Artemis căng băng rôn phản đối chủ đầu tư

Cư dân chung cư Artemis căng băng rôn phản đối chủ đầu tư

Đề án an ninh kinh tế trong lĩnh vực bất động sản mà Bộ Xây dựng dự kiến trình Chính phủ trong tháng 12 được kỳ vọng phải giải quyết triệt để cuộc chiến tranh giành quỹ bảo trì chung cư.

Về lâu dài pháp luật cần phải sửa đổi về việc tiếp cận sớm nguồn phí bảo trì chung của tòa nhà. Bên cạnh đó, cần có quy chế riêng phối hợp với ngân hàng để thực hiện việc vô hiệu hóa tên chủ tài khoản hoặc cần tạm dừng tài khoản khi có tranh chấp. Có như vậy, quyền lợi của cư dân mới sớm được bảo đảm.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

20. Dự án “treo” giữa lòng Hà Nội (Kỳ 2): Cận cảnh khu đô thị - nơi người dân được ví như "người rừng"

Bà Phạm Thị Nga (áo đen)

Bà Phạm Thị Nga (áo đen)

Sau 14 năm được giao, dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt (Hà Nội) vẫn nằm “đắp chiếu” khiến cuộc sống sinh hoạt của hàng trăm người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chia sẻ cùng phóng viên Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, bà Phạm Thị Nga – hộ dân sinh sống tại tổ 42, Giáp Tứ, Thịnh Liệt cho biết, hơn 14 năm nay chính quyền khu vực đã nhiều lần thông báo về việc đền bù giải tỏa cho các hộ dân thuộc địa phận dự án Khu đô thị Thịnh Liệt nhưng chưa lần nào cung cấp cho người dân biết con số cụ thể về việc giải tỏa tại dự án này nên họ chưa biết tin vào nguồn thông tin nào.

“Chưa kể từ khi có quyết định thu hồi đất lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng đến nay, dự án treo khiến hàng trăm hộ dân nằm trong phạm vi dự án bị ảnh hưởng như: Không được nhập hộ khẩu về phường, trẻ em phải học trái tuyến..." - bà Nga cho biết.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

21. Chủ đầu tư dự án Artemis mập mờ trong giấy phép xây dựng?

Tòa nhà Artemis được khởi công vào đầu năm 2015, hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 5/2017

Tòa nhà Artemis được khởi công vào đầu năm 2015, hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 5/2017

Hàng trăm khách hàng mua nhà tại dự án Artemis (số 3 Lê Trọng Tấn - Hà Nội) cho rằng chủ đầu tư Công ty ACC Thăng Long đang mập mờ trong giấy phép xây dựng dẫn đến nguy cơ rủi ro cho cư dân. Bên cạnh đó, chất lượng công trình yếu kém, trang thiết bị kém chất lượng khác xa hợp đồng đã ký.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

22. Điêu đứng hồ tiêu Tây Nguyên (Kỳ cuối): Giải pháp nào “cứu” nông dân trồng tiêu?

Nhiều diện tích hồ tiêu tại xã Ia Blứ chết trắng khiến người dân lâm cảnh nợ nần chồng chất

Nhiều nông dân nhổ trụ tiêu bán lấy tiền trả lãi suất ngân hàng

Ngân hàng nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Gia Lai cho biết, đã đề nghị UBND tỉnh Gia Lai có biện pháp hỗ trợ người dân trồng tiêu để chi nhánh các ngân hàng thương mại có cơ sở đầu tư tín dụng hiệu quả. 

Biện pháp tháo gỡ mà NHNN kiến nghị tỉnh gỡ khó là chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện công tác khuyến nông để nông dân chuyển đổi cây trồng, đặc biệt là tái đầu tư ở những vùng có diện tích hồ tiêu bị chết.

Cùng ngày, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai Đoàn Ngọc Có cho biết, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo sở trực tiếp xuống các huyện thị rà soát, đánh giá chính xác hiện tượng cây hồ tiêu chết, để tỉnh có giải pháp giúp đỡ nông dân.

Xem chi tiết TẠI ĐÂY

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tin nóng trong tuần từ 15 - 19/10
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO