Tin NÓNG trong tuần từ 9 - 14/7

Nha Trang 14/07/2018 06:00

Cơ hội để Việt Nam đảo chiều đầu tư, Hội nghị Toàn quốc về Phát triển bền vững, Diễn đàn Tiếp tục hoàn thiện môi trường phát triển kinh tế tư nhân,... là tin nóng trong tuần từ 9-14/7.

1. Thủ tướng chỉ ra 3 trụ cột cho Việt Nam phát triển bền vững

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc người tiếp cận công nghệ nhanh nhất, mạnh mẽ nhất phải là doanh nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc người tiếp cận công nghệ nhanh nhất, mạnh mẽ nhất phải là doanh nghiệp.

Chủ trì phiên toàn thể Hội nghị Toàn quốc về Phát triển bền vững năm 2018, chiều ngày 5/7 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, các chủ đề trao đổi tại hội nghị ngày hôm nay vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược lâu dài.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam luôn được xây dựng xuyên suốt 30 năm qua, dựa trên 3 trụ cột là kinh tế, xã hội và môi trường.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

2. "Con tàu" cách mạng 4.0 là cơ hội để Việt Nam đảo chiều về đầu tư, trở thành dân tộc phồn vinh

Thủ tướng thăm gian hàng trưng bày sản phẩm liên quan đến công nghệ chế tạo ô tô của Vinfast tại INDUSTRY 4.0 Summit 2018

Thủ tướng thăm gian hàng trưng bày sản phẩm liên quan đến công nghệ chế tạo ô tô của Vinfast tại INDUSTRY 4.0 Summit 2018

Tại Diễn đàn cấp cao “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc chơi mà mỗi quốc gia mặc định là một phần trong đó. Cuộc cách mạng này đang diễn ra trên khắp thế giới, đây là xu hướng không thể thay đổi và trì hoãn. 

Thủ tướng đồng thời khẳng định chúng ta muốn làm nhanh, làm tốt thì chính sách rất quan trọng. "Đảng và Nhà nước, địa phương của Việt Nam sẵn sàng lắng nghe những khuyến nghị về Cách mạng 4.0. Đây là cơ hội tốt cho Việt Nam "đảo chiều" về đầu tư, thương mại, dịch vụ, giáo dục đào tạo để nâng cao vị thế, đi tắt đón đầu trên trường quốc tế. Vì vậy, đảo chiều trong tư duy và hành động rất quan trọng. Ứng dụng Cách mạng 4.0 có thành công hay không chính là nhận thức của chúng ta", Thủ tướng nhắn nhủ.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

3. Tất cả mục tiêu phát triển bền vững đều hướng tới doanh nghiệp

 Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc

Thông tin này được Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đưa ra tại Phát triển Bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh. Ông Lộc khẳng định phát triển bền vững là xu thế tất yếu, tuy nhiên cũng là thách thức lớn.

4. Tiếp tục hoàn thiện môi trường phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 10-NQ/TW đã đầy đủ, toàn diện và cụ thể. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những tác động chưa như kỳ vọng.

Nghị quyết 10-NQ/TW đã đầy đủ, toàn diện và cụ thể. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những tác động chưa như kỳ vọng.

Báo Diễn đàn doanh nghiệp phối hợp với Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế TW (CIEM) tổ chức Diễn đàn "Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW: Tiếp tục hoàn thiện môi trường phát triển kinh tế tư nhân".

Chương trình nhằm đánh giá việc thực hiện và cùng chỉ ra những rào cản, khó khăn thách thức mà thành phần kinh tế tư nhân đang gặp phải, qua đó tìm ra giải pháp giúp thành phần kinh tế tư nhân phát triển lành mạnh, ổn định và hiệu quả.

Chi tiết xem TẠI ĐÂY

5. Đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp nữ hai nước Việt - Nhật

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI và bà Nghị sĩ Đảng Dân chủ Nhật Bản Tsuchiyo Shinako

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI và bà Nghị sĩ Đảng Dân chủ Nhật Bản Tsuchiyo Shinako

Trong những năm gần đây, phụ nữ đang phát huy mạnh mẽ vai trò và năng lực của mình trong nhiều lĩnh vực và trở thành lực lượng tạo ra ảnh hưởng tích cực trong nền kinh tế.

Trao đổi cụ thể với bà Tsuchiya Shinako, Nghị sĩ Đảng Dân chủ tự do Nhật Bản, TS Vũ Tiến Lộc cho biết, tại Việt Nam, vai trò của phụ nữ ngày càng được nâng cao trên toàn lĩnh vực, từ chính trị, đến kinh tế, văn hóa, thể thao... Đặc biệt, nữ doanh nhân ngày càng chiếm nhiều vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Nhiều công ty tên tuổi hàng đầu Việt Nam hiện nay do các nữ doanh nhân lãnh đạo và đang hoạt động hiệu quả.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

6. Robot công dân Sophia nói gì về 4.0 ở Việt Nam?

Robot là robot đầu tiên trong lịch sử được cấp quyền công dân như con người tại một quốc gia trên thế giới.

Robot là robot đầu tiên trong lịch sử được cấp quyền công dân như con người tại một quốc gia trên thế giới.

Với vai trò là khách mời đặc biệt, Robot Sophia đã mặc áo dài xuất hiện tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 năm 2018 - INDUSTRY 4.0 Summit 2018 sáng ngày 13/7.

Nhắc tới sự hỗ trợ của Cách mạng công nghiệp 4.0 tới việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, Robot Sophia cho rằng, Việt Nam cần sáng tạo, lựa chọn sự khác biệt mới có thể khai thác, tận dụng tốt các cơ hội từ cuộc cách mạng 4.0 mang lại.

“Việt Nam sẽ là một trong những hình mẫu của thế giới trong việc ứng dụng công nghệ, sự phát triển của công nghệ sẽ mang đến cho các bạn nhiều việc làm hơn, ví dụ như câu chuyện của Uber, Grab. Hay công nghệ ứng dụng trong phẫu thuật trình độ cao, giúp đỡ trẻ em…”, robot Sophia nhấn mạnh.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

Có thể bạn quan tâm

  • "Con tàu" cách mạng 4.0 là cơ hội để Việt Nam đảo chiều về đầu tư, trở thành dân tộc phồn vinh

    12:58, 13/07/2018

  • Hải Phòng: “Giám đốc” bị tố dùng dấu giả tại cả hai Công ty

    Hải Phòng: “Giám đốc” bị tố dùng dấu giả tại cả hai Công ty

    12:52, 13/07/2018

  • Mỹ - Trung để ngỏ khả năng đàm phán thương mại

    Mỹ - Trung để ngỏ khả năng đàm phán thương mại

    12:05, 13/07/2018

  • Hướng đi mới của Hapro sau Đại hội cổ đông

    Hướng đi mới của Hapro sau Đại hội cổ đông

    11:27, 13/07/2018

7. Doanh nghiệp mắc kẹt vì lương tối thiểu

Mức lương tối thiểu vùng từ năm 2011 đến năm 2018 tăng hơn 194%, trong đó mức tăng từ năm 2011-2014 đã là 100%

Mức lương tối thiểu vùng từ năm 2011 đến năm 2018 tăng hơn 194%, trong đó mức tăng từ năm 2011-2014 đã là 100%.

Lương tối thiểu được coi là “tấm lưới” đỡ cho lao động yếu thế, nhưng tính cào bằng và vấn đề lương thâm niên đang khiến doanh nghiệp mắc kẹt vì “tấm lưới” này.

Trải qua hơn 4 giờ bàn luận căng thẳng, phiên đầu tiên của mùa đàm phán lương tối thiểu 2019 đã hé lộ mức chênh lệch 8% trong đề xuất của các bên.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

8. Kẹt xe kéo lùi phát triển kinh tế của TP HCM

Kẹt xe xảy ra trên đường quốc lộ 1A đoạn qua quận 12, TP. HCM. Đây là trục đường chính ra vào thành phố thế nhưng thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe.

Kẹt xe xảy ra trên đường quốc lộ 1A đoạn qua quận 12, TP. HCM. Đây là trục đường chính ra vào thành phố thế nhưng thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe.

Tình trạng kẹt xe ở TP HCM chưa bao giờ thôi nhức nhối, kẹt xe ảnh hưởng trực tiếp đời sống người dân và kéo lùi sự phát triển kinh tế của thành phố.

Thời gian qua, doanh nghiệp trên địa bàn TP. HCM đang phải gánh khoản phí phát sinh về xăng dầu, rủi ro về hàng hóa giao đến trễ giờ do tình trạng kẹt xe gây ra.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

9. Nền nông nghiệp khốn đốn vì “chai, lọ”

Sầu riêng ngâm hóa chất vốn không phải là chuyện mới (Hình minh họa)

Sầu riêng ngâm hóa chất vốn không phải là chuyện mới (Hình minh họa)

Việt Nam bán nông sản cho Trung Quốc còn nước này bán thuốc trừ sâu cho Việt Nam, tưởng chừng đôi bên cùng có lợi. Nhưng nông sản Việt vì dư lượng thuốc nên phần lớn bán cho Trung Quốc, mà Trung Quốc thích thì mua không thích thì “đóng cửa”.

Vì dư lượng thuốc quá cao nên thị trường đẳng cấp cao luôn là nỗi thèm khát với người Việt. Tóm lại của quá trình này Việt Nam là nước thiệt hại.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

10. “Ăn” vào đất nông nghiệp, hãy xem chừng hệ lụy!

Mất đất nông nghiệp để lại hệ lụy xã hội lâu dài (Hình minh họa)

Mất đất nông nghiệp để lại hệ lụy xã hội lâu dài (Hình minh họa)

Nếu không có gì thay đổi, TP HCM sẽ chuyển đổi 26.000 ha đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng cho công nghiệp, dịch vụ. Như tính toán sẽ mang về 1,5 triệu tỉ đồng, tức là rơi vào tầm 61 tỉ USD, xấp xỉ 1/3 GDP của Việt Nam năm 2018!

Cái lợi trước mắt thấy rất rõ tuy nhiên lấy đất nông nghiệp làm công nghiệp, dịch vụ là bài toán có rất nhiều đáp án, có cả những ẩn số không thể không quan tâm.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

11. Hệ lụy phá giá đồng Nhân dân tệ

Đồng Nhân dân tệ đã bị mất giá khoảng 7% so với USD trong thời gian qua. (Biểu đồ tỷ giá NDT/USD. Nguồn Walletinvestor)

Đồng Nhân dân tệ đã bị mất giá khoảng 7% so với USD trong thời gian qua. (Biểu đồ tỷ giá NDT/USD. Nguồn Walletinvestor)

Đồng NDT mất giá có nguy cơ đẩy hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc tràn vào các đối tác thương mại khác của quốc gia này.

Từ ngày 6/7 vừa qua, xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã leo thang lên một nấc mới. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà NDT bị mất giá tới 7% so với USD và 4% so với những đồng tiền trong rổ tiền tệ được Trung Quốc sử dụng trong ngoại thương.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

12. Trung Quốc "chen ngang" vào mối quan hệ Mỹ - Triều?

Tổng thống Trump lên tiếng về việc đàm phán Mỹ - Triều đang gặp khó khăn.

Tổng thống Trump lên tiếng về việc đàm phán Mỹ - Triều đang gặp khó khăn.

Sự bất đồng quan điểm rõ ràng giữa các quan chức Triều Tiên và Mỹ là một vấn đề lớn - điều đó có nghĩa là có thể có một khoảng cách nghiêm trọng trong giao tiếp về các vấn đề như dỡ bỏ lệnh trừng phạt của Mỹ và cách thức Triều Tiên sẽ phá hủy chương trình hạt nhân của mình.

Trong khi đó, Trung Quốc ủng hộ Triều Tiên dỡ bỏ chương trình hạt nhân của mình, nhưng cũng lo ngại rằng điều này sẽ tăng cường sức mạnh của Mỹ trong khu vực. Triều Tiên hiện đang đóng vai trò bộ đệm chiến lược giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, nơi đóng quân của hàng chục ngàn quân đội Mỹ. Không có vũ khí hạt nhân, Triều Tiên sẽ không đủ sức mạnh để hoàn thành vai trò này.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

13. Trung Quốc và EU sẽ thành lập liên minh chống Mỹ?

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (ở giữa) cùng Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker (bên phải) và Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk (bên trái).

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (ở giữa) cùng Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker (bên phải) và Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk (bên trái).

Hiện nay, Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ EUR vào đường bộ, đường sắt, cảng và các dự án cơ sở hạ tầng khác ở các quốc gia Đông và Trung Âu. Về mặt thương mại, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của EU. Kim ngạch thương mại trung bình giữa hai bên trên 1,18 tỷ USD/ngày.

Ông Jyrki Katainen, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, xác nhận rằng Trung Quốc và EU đang tiến hành các bước tiếp theo để ký một thỏa thuận đầu tư.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

14. VN-Index sẽ thách thức với 930 điểm

Diễn biến của VN-Index từ 2-9/7/2018

Diễn biến của VN-Index từ 2-9/7/2018

Thị trường tuần qua có một phiên điều chỉnh tương đối mạnh với hàng trăm mã giảm điểm. Cả hai chỉ số rớt xuống dưới 2 mốc điểm quan trọng, trong khi VN-Index mất mốc 900 điểm thì HNX-Index cũng mất mốc 100 điểm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam chịu tác động của khá nhiều yếu tố. Tuy nhiên, yếu tố có tính tác động lớn nhất kéo thị trường giảm điểm mạnh chính là thị trường phái sinh (TTPS). Áp lực từ tỷ giá chỉ là một vấn đề mang tính tâm lý khiến cầu mua yếu thế. Chính vì lẽ đó, nhiều người đặc biệt là những tay chơi lớn đã thực hiện chiến lược chênh lệch giá khi họ bán trên TTPS hoặc thị trường cơ sở để tạo ra chênh lệch này.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

15. Vì sao Sabeco thận trọng với kế hoạch kinh doanh 2018?

Sabeco là công ty bia lớn nhất Việt Nam với thị phần 40%.

Sabeco là công ty bia lớn nhất Việt Nam với thị phần 40%.

Một trong những lý do khiến Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, MCK: SAB) đề ra mức lợi nhuận thấp hơn so với năm trước là do vấn đề tái cơ cấu cổ đông. Năm 2018, cơ cấu cổ đông của Sabeco có sự thay đổi lớn khi Công ty TNHH Vietnam Beverage chính thức tham gia vào HĐQT và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Sabeco kỳ vọng với tiềm lực nội tại và thế mạnh sẵn có, cùng với kinh nghiệm quản trị của nhà đầu tư mới sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển bền vững cho bia Việt Nam.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

16. Doanh nghiệp địa ốc đua nhau lên sàn

CTCP Bất động sản Thế Kỷ dự kiến sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán vào quý III/2018.

CTCP Bất động sản Thế Kỷ dự kiến sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán vào quý III/2018.

Niêm yết cũng là đích đến sau một chặng tích lũy thành công của các doanh nghiệp có thế mạnh ban đầu là phân phối, như Đất Xanh, TTCLand (tiền thân là Sacomreal), Hưng Thịnh Corp… và chính các doanh nghiệp này đã phần nào trở thành “liều thuốc” kích thích hàng loạt doanh nghiệp BĐS mới ra đời.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

17. Trump làm căng với Trung Quốc, giá vàng sẽ đi về đâu?

Giá vàng miếng SJC đã giảm từ mức 36,89- 37,01 triệu đồng/lượng xuống mức 36,84- 36,94 triệu đồng/lượng trong những phiên giao dịch đầu tuần này.

Giá vàng miếng SJC đã giảm từ mức 36,89- 37,01 triệu đồng/lượng xuống mức 36,84- 36,94 triệu đồng/lượng trong những phiên giao dịch đầu tuần này.

Sau khi mở cửa tuần này ở mức 1.255USD/oz, giá vàng đã dao động trong biên độ 1.247- 1.265USD/oz. Như vậy, giá vàng đã phục hồi trong những phiên đầu tuần này do FED tỏ ra thận trọng với kế hoạch tăng lãi suất khi tỷ lệ thất nghiệp Mỹ tăng từ mức 3,8% lên mức 4%, trong khi tốc độ tăng trưởng tiền lương hàng giờ lại sụt giảm.

Tuy nhiên, căng thăng thương mại Mỹ- Trung leo thang lại làm cho USD trở thành đồng tiền đóng vai trò trú ẩn an toàn cao hơn nhiều so với cả vàng. Bởi vậy, chỉ số USD tiếp tục tăng 0,14% lên mức 93,98 điểm trong phiên giao dịch hôm qua và vẫn đang có xu hướng tiếp tục tăng.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

18. VNR “hụt hơi” thoái vốn

Cho đến thời điểm này, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) mới thoái thành công phần vốn góp tại đầu mối duy nhất trong kế hoạch thoái vốn tại 15 công ty cổ phần có vốn góp trong năm 2018 như đã đăng ký với Bộ Giao thông - Vận tải.

Lãnh đạo VNR thừa nhận, quá trình thoái vốn tại 14 doanh nghiệp bị tồn này sẽ rất khó khăn, do tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Tổng công ty tại nhiều công ty có khối lượng nhỏ. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp này trong vài năm trở lại đây gặp rất nhiều khó khăn, nên khả năng thoái vốn thành công của VNR là không cao.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

19. Cái khó bó cái khôn ở HAGL

Trong 3 năm tới, HAGL phải trả nợ gốc và lãi 1.800 tỷ đồng. Do không còn được vay vốn ngân hàng, nên tập đoàn này chỉ còn cách phát hành trái phiếu để tái cơ cấu nợ và có vốn kinh doanh. (Ảnh:HAGL Agrico)

Trong 3 năm tới, HAGL phải trả nợ gốc và lãi 1.800 tỷ đồng. Do không còn được vay vốn ngân hàng, nên tập đoàn này chỉ còn cách phát hành trái phiếu để tái cơ cấu nợ và có vốn kinh doanh. (Ảnh:HAGL Agrico)

Đưa ra lời hứa sẽ sớm đưa Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) trở lại hùng mạnh như 10 năm trước đây. Nhưng ông Đoàn Nguyên Đức sẽ thực hiện lời hứa đó như thế nào khi yếu tố quan trọng nhất là vốn đầu tư thì lại không có?.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

20. Nghi vấn “đại gia” Nguyễn Kim "trốn" đóng BHXH?

Nhiều người lo ngại, số tiền trốn nộp thuế của Nguyễn Kim cho người lao động lên tới hơn 100 tỷ đồng thì cũng có thể

Nhiều người lo ngại, số tiền trốn nộp thuế của Nguyễn Kim cho người lao động lên tới hơn 100 tỷ đồng thì cũng có thể "trốn" nộp BHXH và các khoản liên quan với số tiền tương ứng.

Sau khi “đại gia” điện máy Nguyễn Kim bị truy thu gần 150 tỷ đồng vì trốn đóng thuế TNCN hàng chục năm, người lao động lo lắng liệu doanh nghiệp này có đảm bảo quyền lợi đóng bảo hiểm cho nhân viên hay không?

Các công nhân viên của Nguyễn Kim đặt ra câu hỏi: Các khoản lương trả cho người lao động hàng tháng mà Nguyễn Kim kê khai có đúng với thực tế công ty chi trả hay không? Phụ cấp lương, phụ cấp chức vụ chức danh, phụ cấp thâm niên và các khoản bổ sung khác trong kỳ có được kê khai đầy đủ để đóng bảo hiểm theo quy định?.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

21. Hàng loạt công nhân nhà máy Yazaki phải đi cấp cứu

Nhiều công nhân được đưa đi cấp cứu (Ảnh: Văn Lịnh)

Nhiều công nhân được đưa đi cấp cứu (Ảnh: Văn Lịnh)

Tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, theo kết quả xét nghiệm máu của các công nhân nhập viện, không có các dấu hiệu ngộ độc, không có dấu hiệu thiếu ôxy, cơ bản là dấu hiệu hốt hoảng tinh thần.

Nguyên nhân ban đầu được tỉnh Quảng Ninh cung cấp cho báo chí, có thể là do những ngày qua thời tiết quá nắng nóng nên công nhân nhà máy Yazaki (Quảng Yên) đã gặp phải những dấu hiệu như trên.

Tuy nhiên, vụ việc hàng loạt công nhân có triệu chứng ngột ngạt, hoảng hốt tinh thần phải nhập viện cấp cứu lại diễn ra vào lúc 08 giờ sáng ngày 6/7/2018, khi chưa phải là đỉnh điểm của nắng nóng.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

22. Đà Nẵng "nghiên cứu thêm" để thu hồi được các dự án của Vũ “nhôm”

Để thu hồi được Dự án Nhà hàng và Bến Du thuyền này, Đà Nẵng cho biết cần nghiên cứu kỹ lưỡng thủ tục để đảm bảo đúng quy định pháp luật

Để thu hồi được Dự án Nhà hàng và Bến Du thuyền này, Đà Nẵng cho biết cần nghiên cứu kỹ lưỡng thủ tục để đảm bảo đúng quy định pháp luật

Trong phần thảo luận thông qua các nghị quyết tại kỳ họp thứ 7, HĐND TP.Đà Nẵng khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021, 48/48 đại biểu dự kỳ họp đã thông qua tờ trình về danh mục các công trình, dự án cần thu hồi trên địa bàn.

Theo đó, danh mục này gồm có 40 công trình, dự án cần thu hồi, trước đó, tài liệu để chuẩn bị cho kỳ họp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của HĐND TP là danh sách 48 công trình, dự án. Như vậy, 8 dự án trên địa bàn dự kiến thu hồi đã được loại ra trong lần thông qua này của HĐND.

Theo đó, các dự án này chủ yếu ở địa bàn Quận Ngũ Hành Sơn, trong đó, đặc biệt có 3 dự án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) - nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Nova Bắc Nam 79; nguyên Giám đốc CTCP xây dựng Bắc Nam 79.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

23. Xây Cảng hàng không Sa Pa: Phải thận trọng!

Đại tá Phan Tương - nguyên Giám đốc Sân bay Tân Sơn Nhất: Việc Lào Cai muốn xin được thực hiện dự án bằng nguồn vốn xã hội hóa là không dễ

Đại tá Phan Tương - nguyên Giám đốc Sân bay Tân Sơn Nhất: Việc Lào Cai muốn xin được thực hiện dự án bằng nguồn vốn xã hội hóa là không dễ.

Theo quy hoạch, Cảng hàng không Sa Pa là sân bay lưỡng dụng, nằm trên địa bàn xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, có diện tích đất sử dụng 371ha. Cảng hàng không Sa Pa được đề xuất với quy mô sân bay dân dụng cấp 4C.

Tuy nhiên, về đề xuất này, Đại tá Phan Tương - nguyên Giám đốc Sân bay Tân Sơn Nhất cho rằng cần phải thận trọng bởi nguyên tắc khi xem xét xây dựng quy hoạch cảng hàng không, các tỉnh, thành, địa phương phải có báo cáo luận chứng kinh tế rất cụ thể.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

24. Chiến lược và định hướng FDI giai đoạn 2020 – 2030: Vẫn còn nhiều “lỗ hổng”

Mới đây, IFC đã công bố báo cáocác Khuyến nghị về chiến lược và định hướng FDI thế hệ mới 2020 – 2030 của Việt Nam.

Mới đây, IFC đã công bố báo cáocác Khuyến nghị về chiến lược và định hướng FDI thế hệ mới 2020 – 2030 của Việt Nam.

“Dường như vẫn chưa có cơ chế nào đảm bảo việc thực hiện chiến lược thu hút FDI thế hệ mới ở cấp địa phương. Trong khi đây là cấp có vai trò quan trọng trong việc cấp phép đầu tư”.

Đó là một trong những góp ý của ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế, VCCI đưa ra tại chương trình “Công bố báo cáo các Khuyến nghị về chiến lược và định hướng FDI thế hệ mới 2020 – 2030 của Việt Nam” được tổ chức chiều ngày 9/7, tại Hà Nội.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

25. Chưa tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Do còn nhiều ý kiến khác nhau, nên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định chưa thông qua Nghị quyết về Biểu thuế bảo vệ môi trường.

Do còn nhiều ý kiến khác nhau, nên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định chưa thông qua Nghị quyết về Biểu thuế bảo vệ môi trường.

Sáng 12/7, Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Biểu thuế bảo vệ môi trường (BVMT). 

Do còn nhiều ý kiến khác nhau, nên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định chưa thông qua Nghị quyết về Biểu thuế bảo vệ môi trường.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

26. “Gỡ khó” cho nhà tái định cư (KỲ I): Khủng hoảng... thừa

Khu tái định cư Nam Trung Yên (Cầu Giấy - Hà Nội)

Khu tái định cư Nam Trung Yên (Cầu Giấy - Hà Nội)

Hà Nội đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng/năm để xây dựng nhà tái định cư, trong khi thành phố đang có gần 2.000 căn nhà tái định cư xây xong nhưng người dân chưa đến nhận.

Đầu năm 2018, giới xây dựng Hà Nội được phen “xôn xao” khi chủ đầu tư dự án nhà tái định cư Sài Đồng xin đập bỏ 3 tòa nhà với hơn 150 căn hộ tái định cư bỏ hoang khi thực hiện dự án giải phóng mặt bằng mở rộng tuyến phố Sài Đồng nằm trong khu đô thị Sài Đồng (quận Long Biên, Hà Nội).

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

27. Giao dịch bất động sản tại Khánh Hòa giảm mạnh

Thị trường bất động sản Khánh Hoà đang có dấu hiệu chững lại

Thị trường bất động sản Khánh Hoà đang có dấu hiệu chững lại

Nếu như quý 1/2018, cảnh sốt đất diễn ra ở hầu hết các phân khúc trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà thì đến quý 2 các nhà đầu tư lại cảm nhận rõ sự im lặng đến đáng sợ.

Trong 4 tháng trở lại đây thị trường bất động sản Khánh Hoà đang có dấu hiệu chững lại. Lượng giao dịch từ các sàn bất động sản giảm hẳn, thậm chí giá đất có xu hướng bắt đầu giảm theo.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

28. Tồn kho condotel cao ngất ngưởng

Condotel tại Đà Nẵng đang ở mức dư thừa

Condotel tại Đà Nẵng đang ở mức dư thừa

Báo cáo mới nhất của Công ty DKRA chỉ rõ, trong quý II/2018, sức hấp thụ căn hộ nghỉ dưỡng condotel sụt giảm mạnh đẩy nguồn cung tăng cao 60-91%.

Cụ thể, thị trường căn hộ nghỉ dưỡng condotel từ Đà Nẵng đến Phú Quốc trong các tháng 4, 5, 6/2018 với lượng tồn kho vọt lên ngất ngưởng. Toàn thị trường tung ra 2.100 căn nhưng chỉ tiêu thụ 850 căn.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tin NÓNG trong tuần từ 9 - 14/7
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO