Tăng cường các giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động, tạo thêm việc làm cho người lao động là mục tiêu được Quảng Trị đặt ra.
>>>Quảng Trị: Nâng cao chất lượng môi trường đầu tư
Ông Lê Nguyên Hồng Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị cho biết, triển khai đa dạng hóa dịch vụ và cung ứng nhân lực cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Sở tăng cường công tác tham mưu, chỉ đạo thực hiện việc thúc đẩy hợp tác, gắn kết giữa 3 nhà: Nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.
Nâng cao chỉ số PCI đào tạo lao động
Ngành LĐ - TB&XH Quảng Trị đề ra các giải pháp tiếp tục nâng cao điểm Chỉ số PCI “Đào tạo lao động” góp phần thăng hạng PCI tỉnh các năm tiếp theo. Qua đó, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân, xã hội về vai trò của GDNN đối với phát triển KT-XH, phát triển con người; Tăng cường công tác dự báo nhu cầu các ngành nghề đang và sẽ là xu hướng để kịp thời bổ sung vào danh mục, nhất là các ngành nghề đào tạo chất lượng cao, các ngành nghề mới phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của tỉnh nhà; đặc biệt là các ngành nghề phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và theo nhu cầu của các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn, trong đó trọng điểm là các KCN, Khu kinh tế;
Khuyến khích liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh nhằm đa dạng hóa ngành nghề, cũng như nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Tập trung huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các Chương trình, dự án khác để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở GNNN công lập.
Để thực hiện các chính sách thu hút, tạo việc làm cho người lao động, Sở đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện, đồng thời chú trọng thực hiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách việc làm, vay vốn giải quyết việc làm, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, các Hội, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 61/2015/NĐ-CP.
Ngày hội việc làm và kết nối cung - cầu lao động là một trong nhóm các nhiệm vụ, giải pháp để phục hồi và phát triển thị trường lao động của tỉnh Quảng Trị trong những năm qua. Đồng thời, cung cấp thông tin thị trường lao động đến doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở GDNN và người lao động. Trọng tâm là đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các dự án đầu tư vào Khu kinh tế, KCN của tỉnh, nhu cầu học nghề và tuyển sinh học nghề. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động, cơ sở GDNN trực tiếp đăng ký tuyển dụng lao động, tuyển sinh học
Năm 2023, Sở LĐ - TB&XH đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Trị đã tổ chức 36 phiên giao dịch việc làm; thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thị trường lao động và các chính sách liên quan đến lĩnh vực lao động việc làm cho 41.600 lượt người và các tổ chức, doanh nghiệp; tư vấn về việc làm, học nghề và các chính sách liên quan đến lao động việc làm cho 30.950 lượt người; cung ứng, giới thiệu việc làm trong tỉnh, trong nước 2.566 người; giới thiệu đi làm việc ở nước ngoài 417 lao động; tổ chức đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, giới thiệu học nghề cho 965 người; tổ chức 03 lớp tập huấn và bồi dưỡng kỹ năng tìm kiếm việc làm, học nghề cho hơn 130 lao động...
Phiên giao dịch chuyên đề và tư vấn việc làm được tỉnh Quảng Trị quan tâm
Bình quân hằng năm người lao động của tỉnh Quảng Trị tìm kiếm được việc làm trên địa bàn tỉnh khoảng 6.500 đến 7.000 người; tìm được việc làm tại các tỉnh bạn khoảng 3.000 đến 4.000 người; tìm được việc làm ở thị trường nước ngoài khoảng 1.000 đến 1.500 người. Trong lúc đó, hằng năm nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động tỉnh Quảng Trị là khoảng 17.000 lao động.
NQĐH Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII đã đặt ra chỉ tiêu số lao động được tạo việc làm mới bình quân hàng năm giai đoạn 2020-2025 là 12.000 lao động và giai đoạn 2025 - 2030 trên 12.500 lao động. Chỉ tiêu đặt ra cụ thể đến năm 2025 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75-80%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ trên 33%; đến năm 2030 là 85-90%, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH, các dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Công tác kết nối cung cầu lao động - tổ chức các phiên giao dịch việc làm luôn được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Trị quan tâm, chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh thực hiện thường xuyên và liên tục nhằm chuyển tải nội dung về tư vấn, cung ứng, giới thiệu việc làm trong tỉnh, trong nước, nước ngoài; Tăng cường hợp tác giữa Trung tâm Dịch vụ việc làm, các cơ sở GDNN và doanh nghiệp trong đào tạo và giải quyết việc làm sau đào tạo…; tổ chức đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, giới thiệu học nghề cho người lao động. Quan tâm giải quyết việc làm cho lao động miền núi, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số gắn với 03 Chương trình mục tiêu quốc gia.
NÂNG CAO CHÂT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, bà Lê Nguyễn Huyền Trang Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị cho biết, những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã thu hút một số nhà đầu tư lớn ở khối công nghiệp. Do đó, chính quyền tỉnh đang tập trung vào lĩnh vực đào tạo nghề, nhất là những lĩnh vực đòi hỏi tay nghề cao.
Toàn tỉnh hiện có 20 cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Hệ thống các cơ sở GDNN từng bước phát triển nâng cao. Hằng năm, có khoảng từ 400 - 450 học sinh, sinh viên được hỗ trợ đến thực tập, nâng cao tay nghề tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.Đến cuối năm 2023, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 72,66%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt 33%.
Xác định lực lượng lao động là nhân tố quyết định sự thành công trong phát triển KT-XH của địa phương, để nâng cao chất lượng nguồn lao động trong thời gian tới, ngành tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trên địa bàn tỉnh; Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý và điều hành của cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh CCHC, chuyển đối số. Công khai, minh bạch tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của CCVC,, người lao động về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chỉ số PCI; Triển khai thực hiện tốt công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn tỉnh, nắm chắc nhu cầu đào tạo cho từng nghề, lĩnh vực để thực hiện công tác đào tạo, đào tạo lại theo nhu cầu của doanh nghiệp. Có cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực lao động, nhất là nguồn lao động chất lượng cao từ các tỉnh, thành phố lớn đến làm việc tại tỉnh Quảng Trị.
Nhu cầu về lao động có chất lượng cao trong những năm tới là thực sự cần thiết, đòi hỏi phải có những giải pháp thiết thực ngay từ bây giờ để giải bài toán về nguồn nhân lực. Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp chế biến chế tạo gắn với tăng quy mô và chất lượng dân số trên địa bàn, tỉnh Quảng Trị đang tập trung xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù về thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để người học được hỗ trợ về học phí và có thể chủ động lựa chọn thời gian đào tạo.
Cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông để người dân và những người trong độ tuổi lao động nhận thức đúng về vị trí, vai trò của đào tạo nghề, từ đó phân luồng ngay từ sớm, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường hiện nay.
Tỉnh Quảng Trị đang là địa chỉ đỏ thu hút các nhà đầu tư, với định hướng, giải pháp về nguồn lao động. Tin tưởng rằng tỉnh Quảng Trị sẽ luôn đáp ứng nhu cầu thị trường lao động cho nhà đầu tư./.
Có thể bạn quan tâm
Quảng Trị: Nâng cao chất lượng môi trường đầu tư
16:54, 20/04/2024
Quảng Trị “rộng cửa” đón nhà đầu tư
17:15, 20/04/2024
Quảng Trị: Giao thông kết nối giao thương, tạo nền tảng thu hút đầu tư
17:12, 20/04/2024
Quảng Trị: Đẩy mạnh chuyển đổi số - Động lực phát triển kinh tế, xã hội
17:09, 20/04/2024
Ngành Công Thương Quảng Trị: Nâng cao Chỉ số dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
17:03, 20/04/2024