Trên con đường trở thành người khổng lồ logistics xanh, Công ty CP Transimex (HOSE: TMS) có thể dần về tay sở hữu của Công ty CP Logistics Quốc tế Ryobi Việt Nam thuộc Ryobi Nhật Bản.
Ryobi Việt Nam đã mua vào gần 17 triệu cổ phần TMS từ Casco Investments Limited và chính thức trở thành cổ đông lớn TMS với tỷ lệ nắm giữ hơn 24% vốn.
Cảng biển- logistics Việt Nam là một lĩnh vực được các tập đoàn đầu tư quốc tế “dòm ngó” và chi đậm để sở hữu trong những năm qua. Trong đó, nếu như cảng biển là cửa ngõ của con đường tơ lụa trên biển và còn có sự hạn chế nhất định đối với khối ngoại thì logistics kho vận (vận chuyển, kho) có sự thông thoáng hơn khi mở cửa đón bên ngoài.
24% là tỷ lệ sở hữu của Ryobi Việt Nam tại TMS sau mua lại cổ phần chủ yếu từ cổ đông lớn Casco,
Một điển hình là cảng Hải Phòng thuộc Vinalines (nắm hơn 92%), từng được doanh nghiệp này đề xuất bán vốn cho quỹ đầu tư VOI đến từ Oman, nhưng chưa thành. Hay những M&A điển hình khác như CJ Logistics mua lại hơn 50% cổ phần tại 2 công ty con thuộc Gemadept (HoSE: GMD) với giá trị khoảng 85 triệu USD; Indo Trans Logistics (ITL Corp) thâu tóm Sotran- đơn vị đang sở hữu Cảng Sotrans ICD và Cảng Sowatco Long Bình cùng chuỗi logistics khép kín…
Do đó, TMS sau nhiều năm gắn bó cùng nhóm cổ đông Chủ tịch HĐQT và Công ty CP Đầu tư Toàn Việt và có sự tham gia của quỹ đầu tư Casco Investments Limited mà quỹ này vừa sang nhượng sở hữu đến nhóm đối tác ngoại khác, đang được xem là thương vụ kế tiếp ghi vào danh sách M&A logistics của khối ngoại tại Việt Nam.
Trên thị trường, TMS là một trong những doanh nghiệp logistics có nền tảng và hoạt động phủ sóng cả 3 vùng. Ở miền Bắc, Công ty có Trung tâm Logistics Thăng Long và cảng Mipec. Ở miền Trung có Transimex Đà Nẵng do Công ty sở hữu 100%. Ở miền Nam, thị trường chính là một chuỗi điểm logistics dịch vụ kho vận, bãi, trung chuyển bằng cả đường bộ và thủy từ các khu công nghiệp lớn. Bên cạnh đó, TMS còn nắm cổ phần tại nhiều công ty và có hoạt động bất động sản qua Transimex bất động sản.
Với lĩnh vực lõi logistics, ông MaKha từ quỹ đầu tư AWM Fund đánh giá, TMS là doanh nghiệp tiên phong các giải pháp logistics trọn gói "door to door", thay vì chỉ là một khâu trong chuỗi giá trị. Với dịch vụ vận tải từ kho gửi-hải quan- kho nhận hàng, TMS ghi nhận không chỉ có nền tảng, còn sở hữu lợi thế để tăng tốc khi “thiên thời địa lợi”. Với lợi thế đó, không ngạc nhiên khi TMS lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư ngoại.
Cũng theo đánh giá của chuyên gia, qua việc mua cổ phần TMS từ Casco Investment, Ryobi Việt Nam đã đặt một chân vào chiến lược kinh doanh trọng tâm mở chuỗi kho lạnh ở khu vực Đông Nam Á bao gồm Việt Nam.
Cần lưu ý rằng người Nhật, với vai trò là một trong nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam, thường có “văn hóa kinh doanh” khép kín và gắn với cộng đồng kinh doanh quốc nội khi đi ra thị trường ngoại. Đây có thể bước chuẩn bị cho việc cung ứng dịch vụ đến nhóm khách hàng trọng điểm này.
Việc Ryobi Việt Nam mua lại cổ phần TMS, bên cạnh đó là thoái vốn của nhóm cổ đông Công ty Đầu tư Toàn Việt -nhóm có liên quan đến Chủ tịch HĐQT, khiến kịch bản “nhường sân” cho khối ngoại ngày càng phác lộ rõ ràng hơn ở TMS. Tuy nhiên TMS vẫn đang có cơ cấu sở hữu khá loãng. Do đó, để đặt thêm chân nữa vào TMS, Ryobi Việt Nam sẽ cần chi đậm hơn nữa hoặc sẽ chọn thời điểm mà giá cổ phiếu TMS không ghim ở mức cao như hiện tại.
Có thể bạn quan tâm
Ngành logistics vượt rào cản nội tại
04:15, 13/11/2020
Cần đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Logistics
19:00, 07/09/2020
3 vấn đề cốt lõi để "vực dậy" ngành logistics
15:35, 08/05/2020
[NGÀNH LOGISTICS VƯỢT “BÃO” COVID-19] Cần trợ lực để phục hồi “hậu dịch”
12:21, 29/04/2020
Chính sách hỗ trợ để nâng tầm ngành Logistics Việt Nam
10:03, 13/11/2019